| Hotline: 0983.970.780

60 triệu tấn chất thải chăn nuôi mỗi năm chưa được khai thác hiệu quả

Thứ Hai 10/07/2023 , 15:26 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, trên 60 triệu tấn chất thải chăn nuôi mỗi năm hiện vẫn chưa được chúng ta khai thác hiệu quả và hợp lý.

Hội thảo phổ biến kiến thức về chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường diễn ra sáng 10-7 tại Viện Chăn nuôi. Ảnh: Hồng Thắm.

Hội thảo phổ biến kiến thức về chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường diễn ra sáng 10-7 tại Viện Chăn nuôi. Ảnh: Hồng Thắm.

Sáng 10/7, tại Hà Nội, Viện Chăn nuôi phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức về chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Theo Cục Chăn nuôi, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hàng năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường một lượng lớn chất thải. Trong đó, giai đoạn 2018 - 2022, mỗi năm có trung bình trên 60 triệu tấn phân và trên 304 triệu m3 nước thải được thải ra từ các loại vật nuôi chính cần phải xử lý, tái sử dụng để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường chăn nuôi.

Trong số 61 triệu tấn phân thải ra từ các vật nuôi chính, 40% là từ bò, 34% từ lợn, 21% từ trâu và 6% từ gia cầm. Trong số 304 triệu m3 nước thải, trên 84% từ chăn nuôi lợn. Một phần trong số đó được xử lý làm phân hữu cơ hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho hệ thống công trình khí sinh học tạo năng lượng tái tạo hoặc là nguồn nuôi côn trùng cung cấp protein chất lượng cao làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, một phần lớn hơn được thải ra môi trường gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta giữ vững tăng trưởng trong nhiều năm qua, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Muốn phát triển bền vững không thể không áp dụng chăn nuôi theo hướng tuần hoàn.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, chăn nuôi tuần hoàn là xu thế tất yếu. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, chăn nuôi tuần hoàn là xu thế tất yếu. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp, nông thôn (Viện Chính sách Chiến lược và Phát triển nông nghiệp nông thôn) cho biết, trong chăn nuôi, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ chăn nuôi tới môi trường, nhiều mô hình theo hướng kinh tế tuần hoàn đã được ứng dụng, như: Vườn - ao - chuồng; Chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm - Food - Feed - Ferlitizer: Trồng trọt - thực phẩm - chăn nuôi - phân bón); Vòng tuần hoàn xanh hay mô hình trang trại chăn nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn,...

Các mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý để tăng giá trị, giảm phát sinh phụ phẩm, chất thải trong chăn nuôi như: Mô hình khí sinh học biogas, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, mô hình sử dụng chất thải chăn nuôi để nuôi côn trùng như giun quế, ruồi lính đen…

“Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu khai thác, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường, góp phần cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết tại COP26 về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050”, ông Phong chia sẻ.

Theo của ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, đến thời điểm này, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào năng suất, sản lượng theo tư duy tuyến tính, chưa đặt cao yêu cầu phát triển bền vững, thân thiện môi trường, chưa quan tâm dư thừa của quá trình sản xuất… Hệ quả là tình trạng lãng phí các phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi phổ biến, thậm chí gây ô nhiễm môi trường.

Ông Thắng cho rằng, phát triển chăn nuôi tuần hoàn là xu thế tất yếu, tuy nhiên vì đây là mô hình phát triển mới, có tính liên kết rộng, có sự tham gia của nhiều đối tượng, đòi hỏi sự nỗ lực và trách nhiệm rất cao của chính quyền các cấp, cần những con người thực sự có trách nhiệm, có khát vọng với sự phát triển của địa phương, cần cả những con người dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng cùng ăn, cùng làm với người dân.

“Những doanh nghiệp và người dân đi đầu trong quá trình này sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đây là lúc cần sự hậu thuẫn, chia sẻ và chung tay của chính quyền địa phương. Có như vậy mục tiêu phát triển chăn nuôi nói chung, đại gia súc nói riêng trên nền tảng kinh tế tuần hoàn mới có thể thực hiện được”, ông Thắng nhấn mạnh.

Theo TS. Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, mỗi năm nước ta vẫn còn trên 60 triệu tấn chất thải chăn nuôi, theo đó muốn phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, mà còn giảm tác động với môi trường, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu… tất yếu phải đi theo hướng chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, hữu cơ.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.