| Hotline: 0983.970.780

‘4 tại chỗ’ và ‘5 sẵn sàng’ phòng chống cháy rừng

Thứ Tư 07/05/2025 , 11:25 (GMT+7)

HUẾ Trước tình hình nắng nóng, TP Huế đã chủ động triển khai nhiều phương án để phòng chống cháy rừng, trong đó áp dụng tốt phương châm ‘4 tại chỗ’ và ‘5 sẵn sàng’.

Nguy cơ cháy rừng cao

TP Huế hiện có hơn 100.000ha rừng trồng, trong đó có hơn 77.000ha có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng vào mùa nắng nóng, đặc biệt là khu vực trọng điểm rừng trồng thông (hơn 4.700ha) và rừng trồng cây bản địa (hơn 6.600 ha).

TP Huế đã xác định được 5 vùng trọng điểm cháy rừng, gồm Vùng 1: Bắc Hải Vân đến đèo La Hy, diện tích có rừng trồng có nguy cơ cháy là 15.065,25ha; Vùng 2: quận Thuận Hóa - thị xã Hương Thủy, diện tích có rừng trồng có nguy cơ cháy là 15.218,23ha; Vùng 3: quận Phú Xuân, thị xã Hương Trà và tuyến quốc lộ 49 thuộc địa phận thị xã Hương Trà, diện tích có rừng trồng có nguy cơ cháy là 18.594,77ha; Vùng 4: A Lưới và tuyến quốc lộ 49 thuộc địa phận huyện A Lưới, diện tích có rừng trồng có nguy cơ cháy là 12.382,86ha; Vùng 5: thị xã Phong Điền – huyện Quảng Điền, diện tích có rừng trồng có nguy cơ cháy là 9.919,09ha.

Huế là địa phương có nguy cơ cháy rừng cao. Ảnh: Văn Dinh.

Huế là địa phương có nguy cơ cháy rừng cao. Ảnh: Văn Dinh.

Theo Kiểm lâm TP Huế, tình hình thời tiết hàng năm trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, vào mùa hè tình trạng khô hạn kéo dài nhiều ngày, nhiều hồ chứa nước, khe suối bị cạn kiệt làm cho thảm thực bì trên mặt đất khô nẻ, dễ bắt lửa gây ra cháy rừng. Hơn nữa, với đặc thù các vùng rừng có nhiều bom đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, tự phát cháy nổ khi gặp nhiệt độ cao, và hầu hết diện tích rừng trồng nằm trên các khu vực có địa hình núi cao, có độ dốc lớn, hiểm trở, khó khăn trong việc di chuyển, tiếp cận đám cháy, khiến công tác PCCCR khó khăn càng khó khăn hơn.

“Ngoài nguyên nhân khách quan do nắng nóng kéo dài, thì nguyên nhân chủ quan là do một số người dân sống gần rừng, ven rừng ý thức trách nhiệm chưa cao, không chấp hành pháp luật, xử lý thực bì, đốt ong, thắp hương tại các nghĩa trang gần rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng”, lãnh đạo Kiểm lâm TP Huế cho hay.

TP Huế diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng. Ảnh: Văn Dinh.

TP Huế diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng. Ảnh: Văn Dinh.

Năm 2024, TP Huế ghi nhận 47 vụ cháy rừng với tổng diện tích 47,7ha; so với năm 2023, số vụ cháy giảm 19 vụ, diện tích cháy giảm 12,53ha. Tỷ lệ che phủ rừng hiện đang đạt 57,18%. 

Phát huy “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng”

Ông Văn Đức Thuận - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy cho biết, địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp hơn 30.000ha; trong đó diện tích rừng tự nhiên trên 12.500ha, rừng trồng hơn 14.000ha. Trong năm 2024, trên địa bàn xảy ra 9 vụ cháy, thiệt hại 9,58ha (giảm 1,65ha so với cùng kỳ); đến cuối năm, phục hồi rừng bị cháy lên đến 9,52ha (99,5%).

“Chúng tôi xác định công tác PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Lực lượng kiểm lâm thường xuyên rà soát, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện phương án PCCCR phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đơn vị; nhằm chủ động phòng ngừa từ sớm, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra, đảm bảo phương châm “4 tại chổ và “5 sẵn sàng”. Quan tâm, đầu tư xây dựng và sữa chữa các công trình PCCCR nhất là đường ranh cản lửa. Giám sát chặt chẽ việc đốt  xử lý thực bì để trồng rừng trên địa bàn. Đảm bảo thực hiện công tác phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng, địa phương trong PCCCR. Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng chữa cháy nếu có cháy rừng xảy ra”, ông Thuận chia sẻ.

Lực lượng kiểm lâm chuẩn bị nhiều phương án PCCCR, chú trọng phương châm '4 tại chổ' và '5 sẵn sàng'. Ảnh: Văn Dinh.

Lực lượng kiểm lâm chuẩn bị nhiều phương án PCCCR, chú trọng phương châm “4 tại chổ” và “5 sẵn sàng”. Ảnh: Văn Dinh.

Lực lượng kiểm lâm chuẩn bị nhiều phương án PCCCR, chú trọng phương châm '4 tại chổ' và '5 sẵn sàng'. Ảnh: Văn Dinh.

Lực lượng kiểm lâm chuẩn bị nhiều phương án PCCCR, chú trọng phương châm “4 tại chổ” và “5 sẵn sàng”. Ảnh: Văn Dinh.

Thời gian qua, các cấp, ngành ở TP Huế đã chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống cháy rừng, trong đó phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và “5 sẵn sàng” (lực lượng sẵn sàng, phương tiện sẵn sàng, hậu cần sẵn sàng, chỉ huy sẵn sàng và thông tin sẵn sàng) phát huy hiệu quả rất cao.

Ông Lê Ngọc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế cho biết, “4 tại chổ” và “5 sẵn sàng” là những nguyên tắc cơ bản, giúp huy động và tổ chức lực lượng, phương tiện một cách hiệu quả ngay tại chỗ, kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng, đặc biệt là tại các địa bàn có nguy cơ cháy cao.

“TP Huế với diện tích rừng trồng có nguy cơ cháy cao tương đối lớn, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng, gió Lào vào mùa hè làm tăng nguy cơ cháy rừng; trong khi đó, địa hình đồi dốc, chia cắt phức tạp, đường vào rừng nhỏ hẹp… nên việc áp dụng phương châm “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng” là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Bởi vì thông qua các phương châm này, lực lượng địa phương gồm kiểm lâm, công an, quân đội, dân quân tự vệ, người dân… có thể triển khai nhanh chóng đến vị trí cháy, đồng thời thông qua lực lượng tại chỗ có thể hỗ trợ lực lượng ứng cứu tiếp cận đám cháy một cách nhanh nhất”, ông Tuấn nói.

Lãnh đạo TP Huế, Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra công tác PCCCR. Ảnh: Văn Dinh.

Lãnh đạo TP Huế, Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra công tác PCCCR. Ảnh: Văn Dinh.

Chủ tịch UBND TP Huế - Nguyễn Văn Phương yêu cầu tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng kiểm lâm với lực lượng vũ trang, chủ rừng và các lực lượng khác trong công tác PCCCR, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ tình hình PCCCR và xử lý các tình huống khi có cháy rừng xảy ra. Thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ và “5 sẵn sàng”, “phòng là chính, chữa cháy kịp thời” để bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có, chủ động phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời ứng phó, huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy hiệu quả, an toàn, hạn chế thấp nhất số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.