| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái yêu cầu dừng ngay kích điện giun đất

Chủ Nhật 27/08/2023 , 13:29 (GMT+7)

Cơ quan chức năng đã kiểm tra và yêu cầu các đối tượng kích điện và chủ các cơ sở ký cam kết dừng ngay hoạt động thu mua, sơ chế giun đất.

Việc thu mua và sấy khô giun đất mang lại lợi nhuận khá nên thời gian qua tình trạng này diễn ra khá phổ biến tại Yên Bái. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc thu mua và sấy khô giun đất mang lại lợi nhuận khá nên thời gian qua tình trạng này diễn ra khá phổ biến tại Yên Bái. Ảnh: Thanh Tiến.

Hoạt động sử dụng kích điện đánh bắt giun đất và sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xuất hiện từ năm 2019 và Sở NN-PTNT Yên Bái đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thị, thành phố thực hiện kiểm tra, đánh giá việc ảnh hưởng tới môi trường đất trồng trọt, cũng như có các biện pháp xử lý, ngăn chặn, do đó hiện tượng người dân dùng kích điện bắt giun đất đã không tiếp diễn.

Tuy nhiên thời gian gần đây, hoạt động sử dụng kích điện đánh bắt giun đất và sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tái xuất hiện trở lại với quy mô lớn hơn, rầm rộ hơn và địa bàn mở rộng hơn so với thời điểm năm 2019.

Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái cho biết: Thực hiện văn bản số 704 ngày 1/8/2023 của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) về việc đề nghị kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý ngăn chặn hoạt động sử dụng kích điện đánh bắt giun đất, Sở NN-PTNT Yên Bái đã đề nghị các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng phối hợp kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý ngăn chặn hoạt động này.

Bài liên quan

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái, đến ngày 24/8, sau khi kiểm tra, rà soát, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt giun đất và sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất tại 6 huyện, thị, thành phố gồm: Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ. Toàn tỉnh có trên 100 bộ kích điện để đánh bắt giun đất, có 19 cơ sở, hộ sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất.

Tại huyện Văn Chấn, tình trạng sử dụng kích điện đánh bắt giun đất diễn ra rầm rộ nhất với 82 bộ kích điện, tập trung nhiều ở thị trấn Nông trường Trần Phú và các xã Cát Thịnh, Suối Bu, Minh An, Thượng Bằng La và Nghĩa Tâm. Ngoài ra còn có 7 cơ sở, hộ dân thu mua chế biến, chủ yếu sấy khô bán cho thương lái.

Trên địa bàn huyện Yên Bình có 9 bộ kích điện đánh bắt, 8 hộ thu mua, chế biến giun đất ở các xã Bạch Hà, Vĩnh Kiên, Phú Thịnh, Xuân Lai. Trong 2 ngày 18 và 19/8, huyện Yên Bình đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Phòng Tài nguyên - Môi trường, Công an, Phòng NN-PTNT tiến hành kiểm tra một số cơ sở sơ chế giun tại xã Xuân Lai, Vĩnh Kiên, Bạch Hà… Tại thời điểm kiểm tra, xã Bạch Hà đã phát hiện hộ ông Đặng Hữu Dũng đang thực hiện việc sơ chế giun (sấy giun). Được biết, cơ sở này bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2023.

Giun đất sau khi thu mua được mổ sạch và sấy khô để bán cho thương lái. Ảnh: Thanh Tiến.

Giun đất sau khi thu mua được mổ sạch và sấy khô để bán cho thương lái. Ảnh: Thanh Tiến.

Bài liên quan

Theo ông Dũng, một ngày cơ sở sơ chế từ 40 - 50kg giun tươi, cứ 12kg giun tươi sẽ sấy được 1kg giun khô. Nguồn giun đất chủ yếu được nuôi trên diện tích đất của gia đình và một phần thu mua của người dân với giá 30.000 - 50.000 đồng/kg. Sau đó, thương lái ở Tuyên Quang và Vĩnh Phúc sẽ tới tận nhà thu mua với giá 600.000 đồng/kg giun khô. Ông Dũng cũng cho biết thêm, tất cả giun sấy khô sẽ được bán sang Trung Quốc để làm một vị thuốc trong Đông y.

Cán bộ của đoàn kiểm tra liên ngành huyện Yên Bình cũng đã phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền về tác hại của việc kích điện bắt giun là hành động tận diệt giun đất và các sinh vật có ích khác trong đất, làm giảm chất lượng đất canh tác, gây suy thoái môi trường đất, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Sau khi tuyên truyền vận động, đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ các cơ sở ký cam kết dừng ngay hoạt động thu mua, sơ chế giun đất.

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, tình hình hoạt động sử dụng kích điện đánh bắt giun đất và sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã dừng lại. Tuy nhiên để ngăn chặn và xử lý triệt để hành vi vi phạm trên, Sở NN-PTNT Yên Bái đề nghị các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp tục kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý ngăn chặn hoạt động sử dụng kích điện đánh bắt giun đất.

Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người trực tiếp kích điện giun đất; các cơ sở, hộ gia đình sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất. Khuyến khích người dân tích cực phát giác, thông báo cho lực lượng chức năng khi phát hiện hoạt động kích điện, sơ chế giun đất trái phép để có biện pháp xử lý vi phạm.

Đối với các hộ dân, các cơ sở, hộ gia đình sơ chế, thu mua, buôn bán giun đất đã bị phát giác qua kiểm tra vừa qua, yêu cầu dừng ngay các hoạt động vi phạm pháp luật và sẽ có chế tài nghiêm khắc xử lý nếu tiếp tục tái diễn.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.