| Hotline: 0983.970.780

Vườn cam xen bưởi mướt mắt ở huyện miền núi xứ Thanh

Thứ Hai 19/06/2023 , 17:35 (GMT+7)

THANH HÓA Vườn cam xen bưởi của HTX nông nghiệp Thành Công có quy mô 7ha tại thôn Cát Xuân, xã Cát Tân (huyện Như Xuân) hàng năm cho sản lượng 160 - 180 tấn.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với huyện Như Xuân tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại địa phương này.

Chia sẻ với phóng viên các cơ quan báo chí, lãnh đạo huyện Như Xuân cho biết, đây là huyện miền núi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn.

Tận dụng lợi thế này, huyện Như Xuân đã ban hành các phương án, đề án tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Mô hình trồng cam xen canh bưởi tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Mô hình trồng cam xen canh bưởi tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc Toản.

Điểm nhấn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân chính là định hướng xây dựng vùng cây ăn quả tập trung, đồng thời thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vận động người dân phát triển diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ, toàn huyện cải tạo được hơn 500ha vườn tạp, chủ yếu chuyển đổi sang trồng cây ăn quả (ổi, cam, quýt, bưởi...). Bên cạnh đó, tư duy sản xuất của nông dân đã chuyển biến tích cực từ manh mún sang tập trung theo hướng hàng hóa.

Hiện nay, huyện Như Xuân có 12 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hầu hết các sản phẩm OCOP của huyện đều tăng trưởng về quy mô sản xuất, số lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng. Qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất cũng như giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho bà con nông dân địa phương.

Trong khuôn khổ chương trình, các cơ quan báo chí đã tham quan thực tế mô hình hình trồng cây ăn quả của HTX nông nghiệp Thành Công, quy mô 7ha tại thôn Cát Xuân, xã Cát Tân. Vườn cam xen canh bưởi hằng năm cho sản lượng từ 160 - 180 tấn; doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng/năm. Mô hình đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.