| Hotline: 0983.970.780

Vụ hè thu ở Trung Bộ: Hơn 50.000ha nguy cơ hạn hán

Thứ Năm 27/06/2019 , 09:02 (GMT+7)

Theo báo cáo nhanh của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), từ đầu vụ sản xuất hè thu 2019 đến nay, do xảy ra một số đợt nắng nóng liên tiếp và thiếu hụt lượng mưa, dòng chảy so với trung bình nhiều năm, một số tỉnh khu vực Trung Bộ đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

18-20-19_hn_hn
Nhiều diện tích lúa bị hạn hán, thiếu nước.

Tỉnh có diện tích hạn hán, thiếu nước nhiều nhất là Nghệ An (12.387ha), tiếp đến là Quảng Bình (2.390ha), Bình Định (2.029ha), Quảng Trị (1.017ha)... Dự báo đến cuối mùa khô sẽ có khoảng 52.180ha bị hạn hán, thiếu nước. Trong đó Thanh Hóa 10.000ha, Nghệ An 22.000ha, Hà Tĩnh 1.200ha, Quảng Bình 4.500ha Quảng Trị 2.900ha, TT.Huế 2.580ha, Bình Định 9.000ha.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, về nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi, dung tích toàn vùng Bắc Trung bộ (đối với các hồ chứa vừa và lớn) đạt 43% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 13%, năm 2017 là 22%.

Một số tỉnh hiện có dung tích trữ thấp như Hà Tĩnh (38%), Quảng Bình (38%), Quảng Trị (37%). Đối với các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý, dung tích hiện nay chỉ đạt trung bình 20 - 40% dung tích thiết kế, trong đó nhiều hồ nhỏ đã cạn nước.

Do nguồn nước về thấp nên xâm nhập mặn 3%o trên sông Cấm vào đến cầu N5 thuộc xã Nghi Thuận (cách biển 18km), gây ảnh hưởng đến việc lấy nước các trạm bơm dọc sông Cấm, kênh Gai. Vùng Nam Trung bộ, dung tích toàn vùng đạt khoảng 54% dung tích thiết kế.

Để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân, Tổng cục Thủy lợi đã tổ chức các đoàn công tác làm việc về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước tại một số địa phương trong khu vực như Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Bình Thuận.

Đồng thời, đề nghị các địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước như bố trí cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước, tránh việc mở rộng sản xuất vượt quá năng lực thiết kế công trình, không thực hiện gieo trồng vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới hoặc vùng phụ trách tưới của công trình thủy lợi nhưng nguồn nước không bảo đảm phục vụ tưới cho cả vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, các tỉnh miền Trung cần triển khai thực hiện các giải pháp thủy lợi như đào ao, giếng, nạo vét hệ thống dẫn nước, lắp đặt các trạm bơm dã chiến... để cung cấp nước cho các khu vực đang bị thiếu nước.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.