| Hotline: 0983.970.780

Vụ cá Bắc đong đầy niềm vui

Thứ Tư 14/05/2025 , 09:46 (GMT+7)

Thời tiết bất thuận nhưng vụ cá Bắc năm nay vẫn đem về cho ngư dân Hà Tĩnh hơn 15.000 tấn hải sản, tương đương khoảng 600 tỷ đồng.

Vụ cá Bắc dù khai thác trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nguồn thu từ nghề biển sẽ giúp ngư dân Hà Tĩnh ổn định cuộc sống, bám biển giữ nghề.

Vụ cá Bắc đem lại giá trị kinh tế cho ngư dân khoảng 600 tỷ đồng. Ảnh: Văn Hùng.

Vụ cá Bắc đem lại giá trị kinh tế cho ngư dân khoảng 600 tỷ đồng. Ảnh: Văn Hùng.

“So với các năm trước, vụ cá Bắc năm nay, các loài cá cơm, nhuyễn thể, cá nục, cá đù, cá đục, tôm, cá lẹp, ruốc… xuất hiện trên vùng biển Hà Tĩnh khá dày đặc. Ước sản lượng bà con khai thác đạt khoảng 15.300 tấn, đem về giá trị đạt trên 600 tỷ đồng”, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 4.025 tàu thuyền các loại, trong đó tàu từ 15m trở lên có 79 chiếc; tàu từ 12 đến dưới 15m có 279 chiếc; tàu có chiều dài dưới 12m có 3.667 chiếc.

Những ngày cuối vụ, ngư dân Lê Tiến Hoài, xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà liên tiếp trúng các luồng cá đục với sản lượng bình quân mỗi chuyến ra khơi đạt từ 50-60 kg. Thuyền của anh Hoài thường đánh bắt vùng lộng, sau khi trúng luồng cá anh cùng 1 thuyền viên thu lưới đem sản phẩm về bán tại cảng Cửa Sót với giá từ 100-150 đồng/kg tùy kích cỡ.

Anh Trần Văn Thành, chủ tàu làm nghề câu khơi tại xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh cho biết, tàu của anh thường đến vùng biển từ Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đánh bắt. Vào mùa này, nước biển lạnh, cá thường ra xa bờ nên chủ yếu khai thác các loại cá tầng đáy như cá mú, cá cam… Mỗi chuyến ra khơi có khi kéo dài từ 15-20 ngày.

Sản lượng cá, tôm cỡ lớn xuất hiện ven bờ biển Hà Tĩnh ngày càng dày đặc hơn. Ảnh: Văn Hùng.

Sản lượng cá, tôm cỡ lớn xuất hiện ven bờ biển Hà Tĩnh ngày càng dày đặc hơn. Ảnh: Văn Hùng.

Là địa phương có trên 200 hộ dân tham gia đánh bắt hải sản với hơn 250 tàu, thuyền các loại, thời gian qua, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh chú trọng thực hiện mô hình dân vận khéo về “các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); phòng chống tai nạn, cứu hộ, cứu nạn trên biển”.

Sau gần 5 tháng triển khai mô hình, nhận thức của ngư dân có nhiều chuyển biến tích cực, việc chuyển đổi sang nghề khai thác sử dụng ngư cụ hợp pháp hoặc chuyển đổi nghề khác giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài, hướng đến khai thác bền vững nguồn lợi tự nhiên.

Lãnh đạo xã Kỳ Xuân cho hay, ngư dân tại địa phương đã chấm dứt hoàn toàn việc dùng chất nổ khai thác ven bờ, giao nộp ngư cụ đánh bắt trái phép như: chất nổ, mô tơ kích điện, kíp nổ, súng điện, máy phát điện, lưới giã cào, hàng trăm mét dây điện, vòi lặn, dây neo. Bà con cũng rất phấn khởi vì một số loài hải sản hiếm như tôm biển cỡ lớn, cá ngứa,… đã thấy xuất hiện trở lại; các loại khác như cá chỉ vàng, cá rọc, cá cơm, ruốc… cũng có số lượng nhiều hơn.

Tại cảng Cửa Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tàu cá của anh Trần Văn Tuấn sau khi xuất bán xong mẻ hải sản hơn 70kg vừa đánh bắt được lại hối hả bổ sung thêm dầu, đá lạnh, vệ sinh thuyền... chuẩn bị cho những ngày ra khơi mới. Anh Tuấn cho biết, mùa này tàu của anh chuyên đánh bắt cá cơm, ruốc, cá bạc má... Sản lượng từ đầu mùa đến nay cũng đạt trên 20 tấn, đem lại thu nhập khá cao cho bạn thuyền.

Ngư dân phấn khởi thu tiền bán hải sản. Ảnh: Văn Hùng. 

Ngư dân phấn khởi thu tiền bán hải sản. Ảnh: Văn Hùng. 

Thông tin từ Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh, trong các đợt thời tiết thuận lợi, lượng tàu thuyền xuất - cập cảng cá Cửa Sót trung bình từ 40-60 lượt/ngày. Khoảng 1 tuần trở lại đây, ngư dân trở về đều khai thác được số lượng lớn cá cơm, cá đục, ruốc... với khoảng hơn 120 tấn cập cảng.

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài 2] Xây dựng chuỗi liên kết sâu

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi theo chuỗi liên kết sâu không chỉ quản lý chặt chẽ con giống, dịch bệnh đến khi xuất chuồng mà còn giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Tìm nguyên nhân lúa đông xuân tại Nghệ An kết hạt kém

Hiện tượng lúa xuân trỗ không thoát, thoái hóa đầu bông, lúa không kết hạt, tỷ lệ lép cao xảy ra tại nhiều địa phương, nhất là các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.