| Hotline: 0983.970.780

Vì sao sâu đục trái bùng phát mạnh?

Thứ Hai 19/03/2012 , 10:47 (GMT+7)

Tính đến đầu tháng 3/2012, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng có tới 1.600/1.653 ha bưởi bị sâu đục trái tấn công...

Như NNVN đã phản ánh tình hình sâu đục trái cây có múi ở Kế Sách (Sóc Trăng). Tính đến đầu tháng 3/2012, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng có tới 1.600/1.653 ha bưởi bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.

Trong đó, có khoảng 1.200 ha bị thiệt hại từ 10- 20% và 400 ha bị thiệt hại từ 40- 60% và đang tiếp tục lan sang gây hại trên cam.

Tại huyện Kế Sách (Sóc Trăng), giáp ranh với huyện Châu Thành, khảo sát ban đầu tại 5 xã, thị trấn đã có 52% diện tích trồng bưởi bị nhiễm sâu đục trái, với tỉ lệ trái bị đục từ 10- 90%; trên cam sành, 38% diện tích bị nhiễm với tỉ lệ trái bị đục từ 10- 30%. Vì sao loại sâu này nhanh chóng phát thành dịch? Chúng tôi thử tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Khảo sát thực tế tại các khu vực sâu đục trái cây có múi đang hoành hành cho thấy:

Tập quán canh tác hiện nay của nhà vườn là cho bưởi có trái gần như quanh năm, cùng một thời điểm trong vườn có nhiều lứa trái từ mới đậu trái đến thu hoạch. Do vậy, sâu luôn luôn có đầy đủ thức ăn, và lưu tồn để nhân nhanh mật số và lây lan. Chúng tôi ghi nhận được trong một vườn có nhiều lứa sâu cùng xuất hiện, có sự hiện diện của đủ 4 pha phát dục của sâu: bướm, trứng, sâu và nhộng.

Nhà vườn chưa có kinh nghiệm đối phó với sâu đục trái, cụ thể là:

- Việc thu gom và hủy trái bị rụng do sâu đục chưa được thực hiện triệt để nên sâu có cơ hội hóa nhộng và tiếp tục hoàn tất vòng đời để sinh sôi trong lứa sau. Có một số nhà vườn thu lượm trái bưởi bị rụng do sâu đục trái nhưng thay vì tiêu hủy đúng cách lại đem vứt xuống mương hoặc kinh rạch. Điều này đã góp phần làm cho sâu đục trái có điều kiện lây lan nhanh hơn và xa hơn.

- Việc phòng trừ bằng thuốc hóa học chưa được thực hiện đồng loạt trong từng khu vực, do đó dễ bị tái nhiễm qua lại giữa các vườn. Nhà vườn chưa xác định được thời điểm phun thuốc thích hợp nhất và chưa chọn được loại thuốc phù hợp nên hiệu quả phòng trừ chưa cao.

- Trước khi phun thuốc hóa học, phần lớn nhà vườn chưa hái bỏ và tiêu hủy những trái bị sâu đục (nhưng chưa rụng). Vì vậy, một số sâu đã chui sâu vào trong trái vẫn còn sống sót, tiếp tục gây hại và lây lan.

Yếu tố ngoại cảnh rất thuận lợi cho sâu đục trái cây có múi phát triển:

Thời tiết trong thời gian qua (tháng 10/2011 đến nay) không mưa, khô ráo, ẩm độ thấp rất thuận lợi cho sâu đục trái phát sinh, phát triển.

Sâu đục trái là loại sâu mới xuất hiện nên kẻ thù tự nhiên (thiên địch) của chúng có lẽ còn ít, không đủ sức khống chế nên sâu đục trái có điều kiện bùng phát thành dịch.

Các yếu tố khác:

Khi sâu đục trái mới xuất hiện, một số lái thu mua cam bưởi và chủ vựa trái cây chưa có kinh nghiệm phát hiện sớm triệu chứng ban đầu của trái bị sâu đục, nên vô tình đã làm sâu lây lan từ nơi này sang nơi khác (khi trái có triệu chứng rõ của sâu đục trái thì thương lái thu mua hoặc chủ vựa sẽ loại ra và vứt bỏ tùy tiện ra môi trường).

Bướm của loại sâu đục trái cây có múi là loại bướm có khả năng bay khỏe (strong nocturnal fliers) nên có thể theo gió để lây lan xa.

Bốn yếu tố đã nêu trên đây có thể là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho sâu đục trái cây có múi lây lan nhanh và bùng phát thành dịch trong thời gian qua.

Với sự hỗ trợ tích cực từ các nhà khoa học, sự quan tâm của chính quyền, tinh thần trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật và sự đồng lòng hưởng ứng của nhà vườn, hy vọng sâu đục trái cây có múi sẽ sớm được ngăn chặn và đẩy lùi nhằm bảo vệ năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nhà vườn trồng cây có múi.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng ghi nhận một điểm rất đáng chú ý là các đợt sâu trước đây, trái bắt đầu bị tấn công khi có kích thước bằng nắm tay (đường kính khoảng 10 cm) thì hiện nay sâu bắt đầu gây hại ngay từ lúc trái có kích cỡ bằng trái chanh (khoảng 2- 3 cm như hình minh họa).

Từ những ghi nhận và phân tích nêu trên, chúng tôi đề xuất bổ sung một số giải pháp trong phòng trừ sâu đục trái cây có múi như sau:

Thông tin rộng rãi về tình hình lây lan và gây hại của sâu đục trái cây có múi cho nông dân để nhà vườn có ý thức trong phòng trừ loại sâu này. Đặc biệt, nâng cao ý thức của nhà vườn trong việc thu gom và tiêu hủy trái đúng cách.

Mở các lớp tập huấn phòng trừ sâu đục trái cây có múi đến rộng rãi nhà vườn trồng cây có múi. Chú ý hướng dẫn nhà vườn trong việc xác định thời điểm phun rải và chủng loại thuốc trừ sâu hiệu quả nhất. Tổ chức các đợt phòng trừ mang tính đồng loạt trong từng khu vực để hiệu quả phòng trừ đạt cao hơn.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.