| Hotline: 0983.970.780

Vải thiều Thanh Hà được đưa vào suất ăn trên các chuyến bay của Vietnam Airlines

Thứ Sáu 09/06/2023 , 20:28 (GMT+7)

HẢI DƯƠNG Đây là vụ đầu tiên vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được đưa vào suất ăn trên các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines...

Ngày 9/6, Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương và UBND huyện Thanh Hà tổ chức sự kiện công bố xuất khẩu vải thiều Thanh Hà đi Nhật Bản, Mỹ, Australia, châu Âu năm 2023 và sự kiện "Vải thiều Thanh Hà bay cùng thực khách".

Sự kiện bấm nút xuất khẩu vải thiều Thanh Hà đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, châu Âu. Ảnh: Hưng Giang.

Sự kiện bấm nút xuất khẩu vải thiều Thanh Hà đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, châu Âu. Ảnh: Hưng Giang.

Đây là sự kiện quan trọng, không chỉ giúp người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến quả vải thiều Thanh Hà nhiều hơn mà còn là cơ hội giúp loại quả này vươn xa hơn nữa tới các thị trường khó tính.

Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, vải thiều Thanh Hà được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn xuất khẩu, đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được dán tem truy xuất nguồn gốc, đang được xem xét phê duyệt là sản phẩm OCOP 5 sao, đã được bình chọn, vinh danh là “Tinh hoa đặc sản ba miền”, Top 10 sản phẩm uy tín chất lượng.

Sản lượng vải thiều toàn tỉnh Hải Dương năm 2023 ước đạt khoảng 60 nghìn tấn, riêng vải thiều Thanh Hà ước đạt 40.000 tấn. Ảnh: Hưng Giang.

Sản lượng vải thiều toàn tỉnh Hải Dương năm 2023 ước đạt khoảng 60 nghìn tấn, riêng vải thiều Thanh Hà ước đạt 40.000 tấn. Ảnh: Hưng Giang.

"Ngoài việc tổ chức triển khai tốt từ khâu sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương và hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm thị trường luôn được tỉnh Hải Dương quan tâm thực hiện.

Với mục đích đó, tôi tin tưởng rằng qua sự kiện hôm nay, việc quảng bá, giới thiệu vải thiều Thanh Hà sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần đưa vải thiều Thanh Hà tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu tốt hơn nữa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Trung Quốc...", ông Trần Văn Quân nói.

Vải thiều Thanh Hà đang được xem xét phê duyệt là sản phẩm OCOP 5 sao. Ảnh: Hưng Giang.

Vải thiều Thanh Hà đang được xem xét phê duyệt là sản phẩm OCOP 5 sao. Ảnh: Hưng Giang.

Cũng theo ông Quân, hiện nay, vải thiều Thanh Hà đang trong giai đoạn thu hoạch, vì vậy yêu cầu huyện Thanh Hà, Sở NN-PTNT tập trung hướng dẫn người dân thu hoạch và hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để các doanh nghiệp, thương lái tới thu mua, tiêu thụ vải thiều Thanh Hà một cách dễ dàng, thuận tiện.

Là đơn vị đã xuất khẩu 20 mặt hàng nông sản và có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu quả vải thiều sang các thị trường giá trị cao, ông Nguyễn Khắc Tiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cho biết, Công ty cam kết thu mua vải với giá ổn định từ nay đến hết vụ là 25.000 đồng/kg. Thời gian tới, doanh nghiệp cũng sẽ cùng bà con nông dân tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng, ổn định để gia tăng sản lượng xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cam kết thu mua vải với giá ổn định từ nay đến hết vụ là 25.000 đồng/kg. Ảnh: Hưng Giang.

Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cam kết thu mua vải với giá ổn định từ nay đến hết vụ là 25.000 đồng/kg. Ảnh: Hưng Giang.

Tại sự kiện, cũng đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác “Vải thiều Thanh Hà bay cùng thực khách". Theo đó vụ thu hoạch năm nay là lần đầu tiên vải thiều Thanh Hà được cung cấp trong suất ăn trên các chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Ông Dương Tiến Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam cho biết, doanh nghiệp rất vui mừng khi được đồng hành quảng bá, giới thiệu đặc sản quả vải Thanh Hà đến với ngày càng nhiều hành khách trong nước và quốc tế, đồng thời khẳng định từ nay về sau, doanh nghiệp sẽ quan tâm giới thiệu nhiều hơn các mặt hàng đặc sản của Hải Dương và các địa phương trên các chuyến bay.

Lượng vải thiều Thanh Hà xuất khẩu ngày càng tăng qua các thị trường truyền thống là Trung Quốc và các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Australia… Ảnh: Hưng Giang.

Lượng vải thiều Thanh Hà xuất khẩu ngày càng tăng qua các thị trường truyền thống là Trung Quốc và các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Australia… Ảnh: Hưng Giang.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hải Dương, sản lượng vải thiều toàn tỉnh năm 2023 ước đạt khoảng 60 nghìn tấn, riêng vải thiều Thanh Hà ước đạt 40.000 tấn. Sản lượng vải xuất khẩu của Hải Dương năm 2023 dự kiến chiếm trên 50%. Đặc biệt, lượng vải thiều Thanh Hà xuất khẩu ngày càng tăng qua các thị trường truyền thống là Trung Quốc, các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Australia…

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.