| Hotline: 0983.970.780

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

Thứ Hai 28/04/2025 , 11:00 (GMT+7)

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Hội nông dân phường Phương Nam trình diễn bay flycam chăm sóc vải, phòng trừ sâu bệnh cho cây vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Vũ Cường.

Hội nông dân phường Phương Nam trình diễn bay flycam chăm sóc vải, phòng trừ sâu bệnh cho cây vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Vũ Cường.

Sản lượng vải toàn vùng ước tăng 1.600 tấn

Năm 2025, diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam (Uông Bí, Quảng Ninh) giảm gần 100 ha do ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng dự án đường ven sông và thiệt hại từ cơn bão số 3 (Yagi), song vải ra hoa và đậu quả đạt 100% diện tích hiện có. Sản lượng toàn vùng ước đạt khoảng 2.000 tấn, cao hơn năm 2024 là 1.600 tấn.

Chuẩn bị cho vụ thu hoạch và tiêu thụ năm nay, UBND phường Phương Nam đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hướng dẫn nhân dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo sản phẩm vải sạch, an toàn và chất lượng. Đồng thời, địa phương chủ động mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân; tiếp tục triển khai mô hình OTAS chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng trên diện tích 30 ha, với sự tham gia của hơn 100 hộ dân. Phường cũng đã hướng dẫn bà con chăm sóc vải đúng quy trình, đúng thời vụ nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng.

Ông Vũ Văn Dũng - Chủ tịch UBND phường Phương Nam, cho biết: Hội Nông dân phường sẽ phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp địa phương tích cực liên hệ các doanh nghiệp, thương lái đến từ các tỉnh như Đồng Nai, Lạng Sơn, Bắc Giang để nghiên cứu thị trường và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục hình thức quảng bá vải chín sớm thông qua việc mời các YouTuber về địa phương livestream, bán sản phẩm trực tuyến.

Dù diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm nhưng quả đậu sai hơn năm trước. Ảnh: Vũ Cường.

Dù diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm nhưng quả đậu sai hơn năm trước. Ảnh: Vũ Cường.

Trước đó, năm 2024, lần đầu tiên địa phương tổ chức livestream quảng bá hình ảnh quả vải chín sớm Phương Nam trên các nền tảng mạng xã hội. Sự kiện nằm trong chương trình Tuần hàng Việt Nam - Uông Bí năm 2024 do Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công thương Quảng Ninh tổ chức. Việc livestream bán sản phẩm vải chín sớm Phương Nam là cách làm mới, thiết thực để vinh danh loại nông sản địa phương có chất lượng tốt.

Chỉ trong vòng 20 ngày, 100% sản lượng vải chín sớm Phương Nam đã được tiêu thụ với giá bán trung bình gần 40.000 đồng/kg (giá bán trung bình năm 2023 là 25.000 đồng/kg); đạt tổng doanh thu khoảng 60 tỷ đồng, tăng gần 11 tỷ đồng so với năm 2023.

Thu hút đầu tư chuỗi sản xuất - tiêu thụ khép kín

Anh Đỗ Tiến Dũng (phường Phương Nam, TP Uông Bí) cho biết, quả vải Phương Nam có ưu thế về thời điểm chín sớm, tuy nhiên với tiến bộ kỹ thuật, trong tương lai cũng có thể cho ra đời những giống vải chín sớm, hoặc thời gian chín sớm của vải Phương Nam so với những giống vải khác sẽ bị rút ngắn đi. Chính bởi vậy, chất lượng quả và sức sống của cây vải vẫn sẽ là những ưu thế bền vững nhất.

Từ nhận định này, anh Dũng mong muốn các hộ trồng vải chăm sóc cây đúng kỹ thật, khai thác, thu hoạch quả đi đôi với việc dưỡng cây, dưỡng đất. Quan trọng hơn là khâu bảo quản quả sau thu hoạch, cũng như công tác quảng bá, thương mại, đưa quả vải vào được những thị trường khó tính.

Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh tổ chức livestream quảng bá, giới thiệu vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Vũ Cường. 

Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh tổ chức livestream quảng bá, giới thiệu vải chín sớm Phương Nam. Ảnh: Vũ Cường. 

Ngày 24/4, tại buổi kiểm tra thực địa vùng vải chín sớm Phương Nam, ông Mai Vũ Tuấn - Bí thư Thành ủy Uông Bí yêu cầu phường Phương Nam cùng các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời đảm bảo tốt an ninh, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến khảo sát, tiêu thụ vải.

Lãnh đạo thành phố cũng đề nghị địa phương tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến theo quy trình VietGAP, hướng tới xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ khép kín. Trong đó, cần lựa chọn các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu mối có năng lực, kinh nghiệm trong xuất khẩu nông sản để thúc đẩy tiêu thụ quả vải an toàn, bền vững.

Phường Phương Nam hiện còn khoảng trên 300 ha trồng vải chín sớm. Đây được xem là vùng trồng vải lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Vải chín sớm Phương Nam được trồng tập trung tại các khu: Bạch Đằng 1, Bạch Đằng 2, Hiệp Thanh, Phong Thái, Hồng Hà, Hồng Hải, Đá Bạc, Cẩm Hồng. Quả vải chín sớm Phương Nam có cùi dày, màu trắng trong, giòn, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ tươi và mùi thơm đặc trưng, vị ngọt mát, chua dịu, không chát, được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Thời gian thu hoạch vải kéo dài từ trung tuần tháng 5 đến trước ngày 6/6, trước khi vải thiều bắt đầu vào vụ.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.