| Hotline: 0983.970.780

‘Vác lúa’ giúp dân vùng phong tỏa

Thứ Ba 31/08/2021 , 16:03 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Đoàn viên thanh niên đã tổ chức thu hoạch lúa mùa cho bà con xã Vạn Trạch đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16…

Những ngày cuối tháng 8, trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình), tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến khá phức tạp. Hiện, toàn huyện có gần 200 ca F0 trong cộng đồng, trên  2.200 ca F1. Nhiều địa phương trong huyện đang nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Đưa máy gặt ra đồng giúp bà con thôn Rẫy gặt lúa. Ảnh: Thái Sơn

Đưa máy gặt ra đồng giúp bà con thôn Rẫy gặt lúa. Ảnh: Thái Sơn

Huyện Bố Trạch cũng đã thành lập gần 400 tổ, chốt phòng chống dịch Covid-19 cộng đồng tại các xã, thị trấn. Các tổ, chốt thực hiện việc kiểm soát tại các khu vực để hạn chế tối đa việc đi lại của người dân, giám sát chặt chẽ người dân ra, vào địa bàn để ngăn chặn có hiệu quả dịch lây lan.

Theo ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, chính quyền triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, thực hiện nghiêm phương châm “thôn giữ thôn”, “xã giữ xã”; “huyện giữ huyện”. Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch huyện Bố Trạch thành lập các tổ công tác tiếp nhận hỗ trợ, thông tin cần trợ giúp; xử lý thông tin và tiến hành hỗ trợ cung cấp các nhu yếu phẩm cho bà con trên các địa bàn.

Việc thu hoạch được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ mùa vụ. Ảnh: Thái Sơn

Việc thu hoạch được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ mùa vụ. Ảnh: Thái Sơn

Ngoài việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho bà con, việc các tổ tự nguyện đang tham gia gặt lúa vụ hè thu, thu hoạch hoa màu giúp người dân trong vùng phong tỏa an tâm hơn cũng đã được đưa lên hàng đầu.. “Huyện đã tổ chức các đội xung kích để hỗ trợ các gia đình trong khu phong tỏa hoàn toàn, thu hoạch lúa. Khi gặt xong chở về tận nhà. Đối với các loại khác như sắn, các loại hoa màu…cũng có sự hỗ trợ giúp nhân dân”- ông Hồng cho biết them.

Tại xã Vạn Trạch, việc hỗ trợ người dân thu hoạch lúa đang được thực hiện khẩn trương. Anh Hoàng Thái Sơn, Bí thư Xã đoàn Vạn Trạch cho biết, việc thu hoạch nhanh vụ hè thu giúp đảm bảo năng suất và sản lượng, tránh những thiệt hại. Qua đó, giúp người dân yên tâm thực hiện việc cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả. 

“Chúng tôi huy động toàn bộ lực lượng đoàn viên, thanh niên tham gia hỗ trợ gặt lúa cho người dân. Để đảm bảo phòng chống dịch, chúng tôi chia nhỏ theo nhóm, làm việc theo ca, kíp để tránh đông người. Mọi người đều tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện nhiệm vụ”- anh Sơn cho hay.

Thôn Rẫy (xã Vạn Trạch) có gần 150 hộ dân đang thực hiện nghiêm việc phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Cũng vào thời điểm này, hàng chục ha lúa hè thu của bà con đang chín tới, phải thu hoạch. Lực lượng đoàn viên thanh niên xã Vạn Trạch, tổ chức ra đồng thu hoạch lúa cho bà con. Mỗi tổ được bố trí có máy gặt lúa, xe ô tô vận chuyển. Xe ô tô vận chuyển lúa được miễn phí cho bà con.

Lúa gặt đến đâu là được vận chuyển về tận các hộ gia đình. Ảnh: Thái Sơn

Lúa gặt đến đâu là được vận chuyển về tận các hộ gia đình. Ảnh: Thái Sơn

Khi máy gặt xong thửa ruộng, lúa được đóng bao chất lên bờ. Anh em đoàn viên thanh niên chia tốp xuống vác từng bao  lúa chất lên ô tô. Sau đó, lúa nhà ai được vận chuyển về nhà đó để bà con phơi.

Anh Trần Minh Hiệu, đoàn viên kiêm tổ trưởng xung kích cho biết, qua hai ngày giúp bà con, tuy mệt vì thời tiết nắng nhưng anh em trong tổ ai cũng nhiệt tình, hăng say. “Chúng tôi cố gắng thu hoạch xong ở xóm Rẫy để còn đi hỗ trợ ở vùng khác nữa. Đến nay đã có tổng số gần 40 đoàn viên thanh niên được huy động để tham gia”- anh Hiệu  bộc bạch.

Ở huyện Tuyên Hóa cũng đã triển khai việc gặt hộ lúa cho người dân vùng bị phong tỏa. Thôn Bắc Hóa (xã Mai Hóa) đã xuất hiện ca F0 nên đang thực hiện giản cách theo Chỉ thị 16. Trước tình hình đó, tổ phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng thôn Bắc Hóa đứng ra điều tiết quá trình gặt và vận chuyển lúa về từng hộ gia đình.

Vác lúa trên vai đưa về cho bà con đang bị phong tỏa của lực lượng đoàn viên thanh niên xã Vạn Trạch. Ảnh: Thái Sơn

Vác lúa trên vai đưa về cho bà con đang bị phong tỏa của lực lượng đoàn viên thanh niên xã Vạn Trạch. Ảnh: Thái Sơn

Để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, xã Mai Hóa huy động lực lượng tổng hợp bao gồm đoàn viên thanh niên, hội viên nông dân, phụ nữ… của các thôn khác tham gia. Việc gặt lúa được thực hiện cuốn chiếu theo từng đồng. Người dân chuẩn bị bao đựng lúa, ghi tên hộ gia đình và số điện thoại rồi giao cho tổ cộng đồng.

Lúc nào lúa gặt xong tổ cộng đồng sẽ gọi điện thoại cho từng hộ gia đình ra vận chuyển lúa về theo từng thời điểm khác nhau. Ông Nguyễn Văn Lê, hội viên nông dân tham gia cho biết: “Khi chúng tôi tổ chức vận chuyển thì điện thoại trước nhằm không để người này tiếp xúc với người khác trong quá trình vận chuyển lúa về nhà cho các hộ dân”.

Với mô hình, lực lượng các thôn thuộc “vùng xanh” tham gia gặt, vận chuyển lúa về tận nhà cho vùng bị phong tỏa đã đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mùa, hạn chế thiệt hại. Ngoài ra, bà con thuộc diện trong “vùng đỏ” cũng an tâm hơn và vững lòng thực hiện giãn cách chống dịch.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.