| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Hóa lai hóa đàn bò thịt

Thứ Ba 06/05/2025 , 17:23 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát triển mạnh đàn bò thịt lai để tăng thu nhập, từ đó làm giàu trên chính quê hương thay vì đi xuất khẩu lao động.

Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cho biết, với đặc thù là huyện miền núi, vốn có thế mạnh từ đồng cỏ, gò đồi để phát triển chăn nuôi bò. Từ đó địa phương đã có kế hoạch phát triển mang tính lâu dài nhằm hỗ trợ người dân cải tạo đàn bò địa phương và thay thế bắng những giống bò lai có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Người dân Tuyên Hóa phát triển đàn bò chất lượng cao từ nhiều năm nay. Ảnh: T. Phùng.

Người dân Tuyên Hóa phát triển đàn bò chất lượng cao từ nhiều năm nay. Ảnh: T. Phùng.

Huyện đã hỗ trợ con giống, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc cải tạo đàn bò địa phương. Tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi bò tập trung.

Lan tỏa hiệu quả từ một đề án

Những năm trước đây, người dân huyện Tuyên Hóa chỉ nuôi và phát triển đàn bò địa phương có các đặc tính như tầm vóc nhỏ và chăn thả rông tự nhiên nên hiệu quả chăn nuôi đạt thấp.

Để tạo đà cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, huyện Tuyên Hóa đã xây dựng và triển khai “Đề án phát triển đàn bò lai giai đoạn 2016-2020”. Trọng tâm của đề án này là Tuyên Hóa đã dành trên 13 tỷ đồng nguồn vốn từ các chương trình mua gần 1.300 con bò cái lai và 5 con bò đực giống lai Sind để hỗ trợ cho người dân tại các địa phương.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, đồng thời với việc đưa giống bò lai về, huyện cũng trích kinh phí gần 400 triệu đồng hỗ trợ người dân phát triển khoảng 600 ha trồng các loại cỏ ngọt, cỏ voi…làm thức ăn cho bò. “Chúng tôi cũng chú trọng củng cố đội ngũ cán bộ thú y cơ sở để chủ động trong việc vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, đói rét cho đàn bò”, ông Đinh Tiến Dũng nói thêm.

Với những chính sách kịp thời, phù hợp nên đến năm cuối thực hiện dự án 2020, huyện Tuyên Hóa đã có hơn 11.000 con bò lai trong tổng số đàn bò 16.000 con. Từ kết quả đạt được này, đầu năm 2021, Tuyên Hóa tiếp tục ban hành “Đề án chăn nuôi tập trung giai đoạn 2021- 2025”. Đề án này tiếp tục hỗ trợ người dân trong việc phát triển đàn bò chất lượng cao. Đưa khoa học công nghệ vào chăn nuôi, quy hoạch chăn nuôi tại các địa phương.

“Đến cuối năm 2024, các xã, thị trấn đã hoàn thành quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Các giống bò mới chất lượng cao như Brahman, Droughtmaster, Cenepol, bò 3B… được đưa về các địa phương nuôi mô hình làm cơ sở nhân rộng. Các hộ chăn nuôi đã chủ động trong việc tạo nguồn, chế biến thức ăn hằng ngày cũng như dự trữ cho đàn bò”, ông Dũng cho biết.

Huyện cũng giao trách nhiệm cho Phòng Nông nghiệp và Môi trường chủ động trong việc nắm tình hình chung của huyện và cụ thể tại các địa phương trong việc thực hiện đề án.

Bò thịt nuôi nhốt chuồng và chủ động nguồn thức ăn tươi trở thành thế mạnh của người dân miền núi Tuyên Hóa. Ảnh: T. Phùng.

Bò thịt nuôi nhốt chuồng và chủ động nguồn thức ăn tươi trở thành thế mạnh của người dân miền núi Tuyên Hóa. Ảnh: T. Phùng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Vũ Đăng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tuyên Hóa cho hay, từ năm 2021 đến cuối năm 2024, huyện đã cung ứng hỗ trợ cho bà con các dụng cụ, vật tư và 3.000 que tinh đông viên 3B và 1.000 que tinh bò khác, phối gần 2.500 con từ các giống bò Brahman, Droughtmaster, Cenepol, bò 3B.

Kết quả, số bê lai ra đời được hơn 1.400 con. Trong đó, giống bò Brahman, Senepol trên 500 con, giống bò 3B được gần 900 con. Giống bò 3B được bà con chọn nhiều bởi lợi thế hiền lành, hay ăn và không kén chọn thức ăn.

“Khi trưởng thành, bò 3B có tầm vóc cao lớn. Bò đực nặng có thể lên đến 1.200kg, bò cái  720kg. Khi bán thì giá tốt hơn vì tỷ lệ thịt xẻ trên 60% trọng lượng nên thương lái chấp nhận mua giá cao”, ông Đăng chia sẻ thêm.

Thu nhập hơn xuất khẩu lao động

Chúng tôi về xã Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa), địa phương có nhiều thay đổi trong việc phát triển đàn bò theo hướng chất lượng cao.

Theo ông Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa, trước bà con ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Việc chăn nuôi bò cũng mang tính tự phát theo kiểu nhà nuôi vài con bò cóc địa phương nên cũng chẳng có được mấy hiệu quả. Khi huyện Tuyên Hóa có chủ trương cải tạo đưa giống bò lai về thay thế dần giống bò cóc địa phương bà con mới có sự thay đổi lớn về mặt tư duy chăn nuôi. Hiện đàn bò gần 1.500 con của địa phương cơ bản là bò lai và bò giống mới.

“Hầu hết các hộ gia đình đã phát triển chăn nuôi bò theo hướng nuôi nhốt, chủ động nguồn thức ăn và phòng chống dịch bệnh”, ông Nam cho hay.

Nâng cao chất lượng đàn bò chính là nâng cao thu nhập cho nông dân Tuyên Hóa. Ảnh: T. Phùng.

Nâng cao chất lượng đàn bò chính là nâng cao thu nhập cho nông dân Tuyên Hóa. Ảnh: T. Phùng.

Điển hình như gia đình anh Trần Viên (thôn Đại Sơn, xã Đồng Hóa), để nghe anh kể chuyện nôi bò và làm giàu từ nuôi bò. Trước đây, gia đình anh Viên cũng chăn nuôi giống bò địa phương nên thu nhập cũng thấp. Nghe bạn bè, anh đã làm hồ sơ để đi xuất khẩu lao động mong có thu nhập cao hơn, nhưng sau đó không có vốn chi phí dịch vụ nên anh ở nhà và chuyển hướng nuôi bò chất lượng cao. Để chủ động trong việc kiếm thức ăn cho bò, anh Viên dành phần lớn diện tích đất vườn để trồng cỏ và trồng thêm vườn chuối.

Theo kinh nghiệm anh Viên, nên gây đàn bò sinh sản và mỗi nhà nuôi dần khoảng chục con là vừa đủ. Khi bò mẹ sinh sản bê nuôi khoảng một năm bán lấy tiền. "Nói chung là nuôi theo vòng quay, khi đàn bò đạt đến khoảng 12-14 con bán đi khoảng 6-8 con để có số tiền kha khá làm vốn tích lũy. Sau vài năm, đàn lại tăng lên và bà con lại bán đi. Tính ra, nếu biết cách nuôi, chủ động tận dụng các loại nông sản để làm thức ăn cho bò cũng có thu nhập cũng không kém gì đi xuất khẩu lao động, thậm chí còn cao hơn”, anh Viên chia sẻ.

Tại xã Cao Quảng, một vùng bán sơn địa nên bà con cũng đang hướng đến phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao để có thu nhập lớn. Trong vòng hai năm gần đây, địa phương này cũng đã có “lưng vốn” gần 500 con bò giống 3B.

Anh Nguyễn Văn Tuyển (thôn Vinh Xuân) là người đã mạnh dạn mua hai còn bò đực giống 3B về để cải tạo đàn bò lai. Anh Tuyển cho hay, nuôi giống bò 3B rất thuận tiện.

“Đây là giống bò tạp ăn nên thức ăn rất dễ kiếm từ phụ phẩm nông nghiệp hay các loại cỏ quanh vườn nhà. Thậm chí các loại cỏ hôi, cỏ xước, cỏ gai mọc tự nhiên bò không ăn bao giờ nhưng với bò 3B chúng ăn hết. Vậy nên bò phát triển nhanh lắm. Nếu tính kinh tế bê lai nuôi một tuổi bán được khoảng 10-12 triệu đồng, bê giống 3B bán được từ 20-25 triệu đồng. Nếu bán bò thịt mỗi con bò 3B cũng có giá cao gấp 2-3 lần bò lai hoặc bò địa phương”, anh Tuyển chia sẻ.

“Thực hiện đề án, Tuyên Hóa phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 80% tổng đàn. Huyện đang chỉ đạo các địa phương xây dựng nhiều vùng an toàn dịch bệnh. Chú trọng chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn nuôi bò để hỗ trợ trang trại chăn nuôi đạt theo tiêu chí và liên kết đầu tư sản xuất theo chuỗi giá trị”. Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa.

Xem thêm
Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Phú Yên thất thu vụ lúa đông xuân

Hiện nông dân tỉnh Phú Yên đang thu hoạch rộ lúa đông xuân - vụ lúa quan trọng nhất trong năm, song kém vui vì năng suất, giá bán lúa đều không như kỳ vọng.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.