Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 8/5/2025 3:28 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Trồng ớt cay lai xuất khẩu thu nhập 250 triệu đồng/ha

Thứ Sáu 02/03/2018 , 06:30 (GMT+7)

Năm 2017, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX, UBND xã Thượng Bì (huyện Kim Bôi, Hòa Bình) đã ký hợp đồng với Cty TNHH Ớt Việt Nam triển khai mô hình trồng ớt xuất khẩu.

Cty đã cung cấp giống ớt cay lai F1 số 20 vào trồng trên diện tích 4ha với 36 hộ tham gia.

09-55-47_mo-hinh-trong-ot-xut-khu-ti-xom-ne-x-thuong-bi-cho-thu-nhp-co

Mô hình khởi động từ tháng 10/2017, thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 70 ngày là cây ớt cho thu hoạch. Đây là lần đầu tiên cây ớt được đưa về trồng tại địa phương nhưng được đánh giá là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Các hộ tham gia được tập huấn quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...

Giống ớt cay lai F1 số 20 phù hợp với đồng đất và khí hậu nên sinh trưởng tốt, cho trái nhiều, mẫu mã quả đẹp. Ớt đã cho thu hoạch 3 lứa quả, năng suất trung bình đạt từ 1 – 1,3 tấn quả/sào, tổng thu hái 3 lứa ước trên 11 tấn. Với giá bán cho Cty là 10.000đồng/kg (giá bao tiêu thấp nhất là 5.000 đồng/kg), bà con rất yên tâm SX, không lo đầu ra…

Ông Bùi Văn Tú, Chủ tịch UBND xã Thượng Bì cho biết: Lúc đầu triển khai nhiều hộ còn e ngại, nhưng khi được tuyên truyền bắt tay vào thực hiện họ mới thấy được hiệu quả và rất phấn khởi. So với cấy lúa, trồng ngô thì cây ớt cho thu nhập cao gấp 3 lần. Việc chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây trồng mới đang là một hướng đi đúng. Theo đánh giá thì mỗi 1ha trồng ớt bà con thu được 250 triệu đồng (1ha thu hoạch được 25 tấn quả).

Từ thành công của mô hình, trong năm 2018 xã sẽ tiếp tục nhân rộng ra các xóm khác với diện tích khoảng 8ha.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Xanh lại những rừng lim xanh

THANH HÓA Dự án JICA2 đã trồng 591ha cây lim xanh, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.