| Hotline: 0983.970.780

Trồng cây 'đô la' hái ra tiền

Thứ Sáu 26/06/2020 , 07:37 (GMT+7)

Với giá bán từ 80.000-140.000 đồng/kg cành, cây đô la đang trở thành nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ dân Đà Lạt.

Sau nửa năm chăm sóc, cây đô la của gia đình ông Phạm Văn Kim cho thu hoạch cành. Ảnh: Minh Hậu. 

Sau nửa năm chăm sóc, cây đô la của gia đình ông Phạm Văn Kim cho thu hoạch cành. Ảnh: Minh Hậu. 

Giá trị kinh tế cao

Những năm gần đây, nông dân vùng đồi núi xã Tà Nung (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tập trung phát triển cây Pulverulenta baby blue hay còn gọi là cây đô la. Đây là cây trồng thuộc họ bạch đàn, có lá tròn nhỏ hoặc lá hình tim, mọc đối xứng, có mùi hương dịu nhẹ.

Một cán bộ xã Tà Nung chia sẻ, cây đô la được người dân trồng để lấy cành bán cho các đại lý kinh doanh hoa hoặc các doanh nghiệp chuyên kinh doanh cây cảnh ở Đà Lạt, TP.HCM.

Trên khu vườn rộng 3.000m2, bà Nguyễn Thị Bình (xã Tà Nung) đã chặt bỏ toàn bộ lứa cà phê già cỗi, kém hiệu quả để chuyển qua trồng cây đô la.

Nữ nông dân chia sẻ, mùa mưa năm 2019, sau khi chặt bỏ cà phê, gia đình đang loay hoay tìm giống cây phù hợp để phát triển kinh tế thì được người cháu gái chuyên kinh doanh hoa, cây cảnh gợi ý trồng cây đô la.

“Lúc đấy, gia đình chỉ trồng thử nghiệm một ít ở góc vườn. Đến khi cây lớn, được chủ các đại lý hoa đến tận vườn thu mua thì tôi mới mạnh dạn mở rộng thêm”, bà Bình chia sẻ.

Vừa làm sạch cỏ ở nền vườn, bà Bình vừa thổ lộ, hiện nay, khu vườn của gia đình có khoảng 200 cây đô la đã trưởng thành. Những cây này được trồng theo hàng với khoảng cách 1,5x1,5m nên phát triển mạnh. “Cây nào cũng cao trên 2m, cành con mọc rậm rạp, che kín cả lối đi”, bà Bình thổ lộ.

Cây đô la ít sâu hại, dịch bệnh nên việc chăm sóc dễ dàng. Ảnh: Minh Hậu.

Cây đô la ít sâu hại, dịch bệnh nên việc chăm sóc dễ dàng. Ảnh: Minh Hậu.

Theo nông dân, cây đô la phát triển nhanh, từ khi đặt cây giống đến lúc thu hoạch là khoảng 6-8 tháng. Cành cây dài 40-60cm, lá già cứng là có thể cắt để bán.

Hiện nay, cành đô la của nông dân Đà Lạt đang được các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh hoa tươi ở Đà Lạt và TP.HCM thu mua với giá từ 80.000-140.000 đồng/kg. Thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, giá cành đô la lên đến 170.000 đồng/kg.

Ông Phạm Văn Kim (chồng bà Bình) chia sẻ, hồi cuối tháng 5, khi cành cây đạt tiêu chuẩn, chủ đại lý hoa đến tận vườn kiểm tra và tự cắt, đóng gói.

“Cành cây đẹp, có mùi thơm dịu nhẹ như mùi dầu bạch đàn nên được dùng để cắm cùng các loại hoa khác. Đợt cành vừa rồi, gia đình thu về trên 20 triệu đồng”, ông Kim thổ lộ và cho biết thêm, hiện nay, người dân ở xã Tà Nung biết cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều gia đình mua giống về trồng.

Cần liên kết sản xuất

Một nông dân ngụ thôn 4, xã Tà Nung cho biết, gia đình ông vừa chuyển đổi gần 1 sào cà phê kém chất lượng sang trồng cây đô la. Cây trồng mới, cây giống chưa phổ biến nên ông phải nhờ người quen mua giúp với giá 50.000-60.000 đồng/cây con cao 20cm.

Ông thổ lộ: “Nhiều hộ dân muốn tiết kiệm chi phí nên họ nhập hạt giống và tự ươm. Hạt li ti như hạt rau dền nhưng có giá lên đến 5.000 đồng/hạt”.

Ngoài việc trồng cây đô la, gia đình bà Bình trồng thêm cây mimosa để lấy cành bán cho các đại lý kinh doanh hoa. Ảnh: Minh Hậu.

Ngoài việc trồng cây đô la, gia đình bà Bình trồng thêm cây mimosa để lấy cành bán cho các đại lý kinh doanh hoa. Ảnh: Minh Hậu.

Cây đô la có tên là Pulverulenta baby blue thuộc họ bạch đàn (Eucalyptus), có nguồn gốc từ Tasmania, một bang của Australia. Cây có mùi hương dịu nhẹ, tán lá tròn có màu sáng khi còn non, xanh lục khi trưởng thành. Cành đô la được dùng làm phụ kiện cắm hoa và được thị trường đón nhận. Cây này dễ trồng và nếu được chăm sóc tốt, nhà vườn có thể khai thác cành trong nhiều năm.

Về phần gia đình ông Kim, mới đây, ông đầu tư hơn 20 triệu đồng mua 4.500 hạt giống để ươm. Những cây con cao 2-3cm đang được ông chăm sóc tỉ mỉ để chuẩn bị đưa ra vườn.

Theo nông dân này, thời gian tới, khi cây ở vườn ươm đủ lớn, ông sẽ trồng lên toàn bộ diện tích 3.000m2.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tà Nung cho biết, cây đô la mới phát triển ở địa phương và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, cành cây này được thị trường ưa chuộng nên nhiều gia đình nhập giống về trồng.

“Cây dễ trồng, cho thu nhập cao nhưng người trồng phải thực hiện các mô hình liên kết sản xuất. Chúng tôi luôn khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích mà phải thận trọng, đồng thời kết nối với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra”, bà Hằng cho hay.

Theo bà Nguyễn Thị Mai, cán bộ khuyến nông xã Tà Nung, cây đô la được một số hộ dân ở địa phương đưa về trồng thử nghiệm từ 3-4 năm trước.

Đến thời điểm này, khi sản phẩm từ cây đô la được thị trường đón nhận thì nhiều hộ nhập giống về và mở rộng diện tích.

Bà Mai cho biết: “Hiện có khoảng 15 hộ trồng với diện tích lớn, còn lại nhiều gia đình khác đang trồng số lượng ít để thử nghiệm. Cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể trồng xen trong rẫy cà phê, bơ nên chúng tôi khuyến cáo người dân trồng xen để cải thiện nguồn thu nhập. Đặc biệt, người trồng phải liên kết trong sản xuất để đảm bảo thị trường”.

Nguyễn Thị Bình chia sẻ, cây đô la phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng đồi núi Tà Nung nên phát triển mạnh. Việc chăm sóc cây này không cũng khá dễ dàng vì ít sâu hại, dịch bệnh. Về quy trình bón phân, gia đình bà chọn thời điểm trời mưa nhỏ và rải một ít NPK lên bề mặt vườn để phân bón hòa tan, ngấm xuống đất. Ngoài ra, gia đình bà Bình cũng sử dụng phân bò, gà... để bón. Cây trồng này có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với cà phê.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.