| Hotline: 0983.970.780

Trên 400 hộ dân ở Sa Đéc trong vùng có nguy cơ sạt lở

Thứ Năm 06/02/2020 , 08:45 (GMT+7)

Khu vực sạt lở sông Sa Đéc đoạn từ rạch Bình Tiên đến rạch Cái Đôi đang xuất hiện 3 hố xoáy nguy hiểm, đoạn sâu nhất là 18,5 mét có nguy cơ gây ra sạt lở cao.

15-58-09_5
Nhiều nhà dân bị ảnh hưởng do sạt lở.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở trên địa bàn thành phố Sa Đéc, sáng ngày 5/2, đại diện các Sở NN-PTNT; Giao thông - vận tải; Tài Chính; Kế hoạch - Đầu tư và UBND thành phố Sa Đéc đã có buổi khảo sát thực tế khu vực sạt lở để đề xuất phương án xử lý.

Qua khảo sát thực tế và đo độ sâu lòng sông tại các khu vực sạt lở sông Sa Đéc đoạn từ rạch Bình Tiên đến rạch Cái Đôi cho thấy trên đoạn sông này đang xuất hiện 3 hố xoáy nguy hiểm, đoạn sâu nhất là 18,5 mét có nguy cơ gây ra sạt lở cao.

Theo thống kê sơ bộ, trên đoạn sông này, hiện tại có 2 địa phương có hộ dân bị ảnh hưởng nhiều do sạt lở, trong đó bờ sông thuộc địa bàn phường 4 có chiều dài bị sạt lở khoảng 1,5 km với 312 hộ, địa phương đã di dời khẩn cấp 5 hộ. Riêng bờ phường 2 có chiều dài sạt lở hơn 1.700 mét với 120 hộ bị ảnh hưởng đã di dời khẩn cấp 4 hộ.

Hiện tại, thành phố Sa Đéc đã bố trí khu tái định cư để sẵn sàng di dời dân khi cấp thiết. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở, thành phố Sa Đéc kiến nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ kinh phí để tổ chức xây dựng bờ kè bảo vệ khu vực này để người dân yên tâm sinh sống, lao động và sản xuất đồng thời kiến nghị hỗ trợ kinh phí di dời các hộ dân nằm trong vùng khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở.

Đại diện các sở, ngành tỉnh đề nghị thành phố Sa Đéc nên có kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân đang nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao di dời đến nơi khác đồng thời có kế hoạch dài hạn, trong lúc chờ kinh phí của Trung ương và của tỉnh, địa phương nên cân đối nguồn kinh phí để triển khai thực hiện di dời khẩn cấp các hộ đang nằm trong vùng có nguy cơ cao. Đặc biệt, không cấp giấy phép xây dựng mới tại các khu vực đang xảy ra sạt lở.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất