| Hotline: 0983.970.780

Tổ hợp tác trên biển giúp ngư dân an tâm vươn khơi

Thứ Năm 17/03/2022 , 07:23 (GMT+7)

Trong quá trình đánh bắt, khai thác, các tổ hợp tác sẽ trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin thời tiết, ngư trường và hỗ trợ nhau xử lý rủi ro trên biển.

Tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng các tổ đội hợp tác sản xuất trên biển. Ảnh: CĐ.

Tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng các tổ đội hợp tác sản xuất trên biển. Ảnh: CĐ.

Nghề khai thác thủy sản ở Quảng Trị có truyền thống lâu đời, được địa phương chú trọng phát triển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.911 chiếc tàu cá với tổng công suất 143.513CV. Trong đó, tàu cá có chiều dài dưới 6m là 1.602 chiếc và tàu có chiều dài từ 6m trở lên là 1.309 chiếc.

Tàu cá của địa phương chủ yếu hoạt động khai thác ở các ngư trường như: vùng biển miền Trung, quần đảo Hoàng Sa, Vịnh Bắc Bộ… Các nghề khai thác của ngư dân chủ yếu là lưới rê các loại có 2.320 chiếc, lưới vây có 101 chiếc, nghề câu có 32 chiếc, nghề khác 458 chiếc, với gần 7.800 lao động làm việc trên các tàu cá; các nghề khai thác chính như: lưới vây, lưới rê, chụp, pha xúc cá cơm, câu, mành….

Nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó hỗ trợ nhau trong công tác khai thác thủy sản, thời gian qua, Chi cục Thủy sản Quảng Trị đã phối hợp với các địa phương, các đồn Biên Phòng ven biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng các tổ đội hợp tác sản xuất trên biển.

Tàu cá neo đậu ở cảng Cửa Việt để nhận đá lạnh trước khi vươn khơi. Ảnh: CĐ.

Tàu cá neo đậu ở cảng Cửa Việt để nhận đá lạnh trước khi vươn khơi. Ảnh: CĐ.

Đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 111 tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển với khoảng 2.600 lao động. Theo đánh giá, việc thành lập các tổ, đội hợp tác sản xuất đã tạo tâm lý an tâm cho ngư dân cùng nhau vươn khơi khai thác thủy sản, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong khi gặp hoạn nạn được hiệu quả hơn.

Ngư dân Bùi Đình Thủy, chủ tàu cá QT-90709-TS ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) chia sẻ: Việc đánh bắt đơn thương độc mã trên biển dễ bị tàu lạ dọa nạt, có khi lại còn phải đối mặt với biết bao hiểm nguy lúc xoay xở chống bão, với biển động mạnh khi gió to, sóng lớn. Bởi vậy, lối làm ăn đơn lẻ đã không còn phù hợp nữa, đòi hỏi ngư dân phải bỏ tư tưởng ích kỷ, mạnh ai nấy làm mà liên kết để cùng đánh bắt và bảo vệ nhau trước những hiểm nguy trên biển xa.

Các tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển đã phát huy được sức mạnh tập thể trong khai thác thủy sản. Ảnh: CĐ.

Các tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển đã phát huy được sức mạnh tập thể trong khai thác thủy sản. Ảnh: CĐ.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Trị cho biết, những năm gần đây, xác định việc tăng cường công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa quan trọng nên đơn vị đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích ngư dân nâng cao công suất tàu thuyền ra khơi khai thác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, đảm bảo đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường biển.

Bên cạnh đó, tích cực thành lập tổ, đội sản xuất để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tương trợ nhau khi có tình huống xấu xảy ra, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Qua đánh giá cho thấy, các tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển đã giúp các đội tàu phát huy được sức mạnh tập thể trong khai thác thủy sản, khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ như trước đây.

“Trong quá trình sản xuất, các tổ, đội hợp tác trên biển đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm đánh bắt, chia sẻ thông tin về thời tiết, ngư trường khai thác; hỗ trợ nhau xử lý rủi ro trên biển, góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá. Phối hợp để tổ chức dịch vụ trên biển, tiêu thụ sản phẩm, giảm thời gian di chuyển, tăng thời gian bám biển giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, ông Nam khẳng định.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.