| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thứ Năm 03/10/2024 , 15:39 (GMT+7)

TP.HCM Ngày 3/10, tại TP.HCM, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tổ chức hội nghị chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp cho 24 tỉnh thành ĐBSCL, Nam Bộ, Tây Nguyên.

Hội nghị về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức đầu tiên cho các tỉnh khu vực phía Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội nghị về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp được tổ chức đầu tiên cho các tỉnh khu vực phía Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội nghị có sự tham gia của gần 130 đại biểu đến từ 24 Sở NN-PTNT các tỉnh khu vực ĐBSCL, Nam Bộ, Tây Nguyên; các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực NN-PTNT, công nghệ thông tin.

Hiện nay, chuyển đổi số đã và đang trở thành chiến lược then chốt, mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Theo ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), chưa bao giờ chuyển đổi số lại lan tỏa rộng và đem lại hiệu quả như hiện nay ở một số lĩnh vực như quản lý rừng, thủy lợi, phòng chống thiên tai...

"Chuyển đổi số mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất, điều hành, nâng cao năng suất, minh bạch chất lượng, nhất là trong bối cảnh nông sản Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất với sự cạnh tranh từ thị trường.

Ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bên cạnh đó, chúng ta đang đối mặt với nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, xu thế tiêu dùng... buộc  phải thay đổi để nhập cuộc trong khu vực và thế giới", ông Đặng Duy Hiển nói và cho biết, năm 2024 là năm thúc đẩy chuyển đổi các nền kinh tế, trong đó ngành nông nghiệp đã tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để thúc đẩy chuyển đổi số, theo ông Đặng Duy Hiển, ngành nông nghiệp phải đi theo hướng mới, áp dụng mạnh mẽ các giải pháp công nghệ, phổ biến các nền tảng IOT để thu thập, làm sạch và khai thác, sử dụng các yếu tố trong tất cả các chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp, từ khâu làm đất đến khâu gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sâu về những thách thức hiện tại và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình số hóa trong lĩnh vực NN-PTNT. Qua đó, giúp các cơ quan, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực NN-PTNT tại khu vực ĐBSCL và Nam bộ hiểu sâu hơn về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, lan tỏa những công nghệ số trong lĩnh vực NN-PTNT.

Ra mắt hệ thống giám sát sản xuất lúa RiceMoRe. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ra mắt hệ thống giám sát sản xuất lúa RiceMoRe. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các đại biểu, chuyên gia cũng đánh giá thực trạng và các điểm nghẽn trong quá trình số hóa và ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn và đề xuất các giải pháp chuyển đổi số, thúc đẩy được ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp...

Trong khuôn khổ hội nghị, hệ thống giám sát sản xuất lúa RiceMoRe đã được ra mắt. Hệ thống này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa Cục Trồng trọt, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp cùng Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế.

RiceMore giúp nâng cao khả năng theo dõi, quản lý và chỉ đạo sản xuất lúa một cách hiệu quả. Đây không chỉ là công cụ đột phá trong quản lý quy trình sản xuất mà còn là bước tiến quan trọng hướng tới nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất