Thứ Ba, 8/7/2025 8:52 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Hàng trăm héc ta lúa "thoi thóp"

Thứ Tư 24/07/2019 , 16:28 (GMT+7)

Đập Hồ Quao, nguồn nước tưới cho hàng trăm héc ta lúa 3 xã Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế khô hạn. Thiếu nước tưới khiến nguy cơ lúa mất mùa là rất có khả năng xảy ra.

Bà Đỗ Thị Kim Thương ở thôn Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ cho biết, gia đình bà nuôi cá trên hồ Quao đã gần 15 năm. Tuy nhiên, chưa bao giờ thấy nước hồ lại cạn kiệt như năm nay. Trước đây, đơn vị quản lý đập hồ Quao có xả đập, làm đáy hồ một lần thì mới khô hạn, nhưng chưa bao giờ hết nước. Năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên nước mới khô như vậy.

Khảo sát thực tế ở hồ Quao, chúng tôi nhận thấy phần đáy hồ đã khô, hiện rõ đường đi giữa hồ. Hai bên lòng hồ vẫn còn nước, nhưng ở mức “chết”. Thông thường thì lượng nước ở hồ Quao sâu khoảng 25m, nhưng nay còn khoảng từ 3 - 4m. Lượng nước còn lại chỉ đủ tưới cho một phần diện tích lúa ở xã Phong Mỹ.

Nông dân than trời vì thiếu nước tưới.

Ông Nguyễn Hữu Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết: “Hiện mực nước ở đập hồ Quao đã ở mức chết. Cách đây một tuần, UBND xã đã tổ chức họp, thông báo cắt nước hồ Quao về các xã Phong Xuân và Phong Sơn, bởi lượng nước đã hết. Hiện xã đã trích kinh phí 11 triệu đồng mua 5 đầu máy bơm nước và đường ống dẫn nước từ các đập Rào Con, A Đon để phục vụ tưới lúa. Lúa trà đầu đã trổ, trà hai thì đang chạy vè, nếu trong một tuần nữa không có mưa thì nguy cơ mất mùa rất cao”.

Ông Trần Văn Khánh ở thôn Xuân Điền Lộc trồng 14 sào lúa và phụ thuộc hoàng toàn vào nước đập hồ Quao. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại nước hồ đã không còn xả về nữa. Vì vậy, để chống hạn, cứu lúa, ông phải tự mua máy bơm về bơm chung cùng gia đình ông Thái Công Luyến.

Ông Khánh cho biết: “Nước thì ông lấy từ đập Cây Mưng. Tuy nhiên, do nhiều người lấy nước nên đập Cây Mưng có khả năng khô hạn. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng thì nguy cơ gia đình ông và nhiều hộ gia đình ở cùng khu vực sẽ mất mùa”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng do hạn hán của 3 xã Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn là trên 500ha. Trong đó, diện tích lúa sử dụng trực tiếp nước từ đập Hồ Quao là trên 300ha (Phong Mỹ 60ha, Phong Xuân 149ha, Phong Sơn 118ha). Riêng xã Phong Sơn đã có 37ha lúa các thôn Sơn Quả, Công Thành, Thanh Tân bỏ trống, không sản xuất từ đầu vụ do thiếu nước.

Các hồ đập đền cạn nước.

Hiện chính quyền địa phương cùng với người dân đã đầu tư gần 30 máy bơm dầu các loại để chống hạn cho lúa (Phong Mỹ 5 máy, Phong Xuân 20 máy, Phong Sơn 3 máy). Nước được lấy từ các đập trên địa bàn các xã.

Ông Trịnh Xuân Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết: “Ngay từ đầu vụ HTX Tây Sơn và Phổ Lại đã đặt 3 máy dầu bơm nước từ các đập Công Thành, Biển để tưới cho hơn 200ha lúa. Tuy nhiên, do lượng nước ít nên HTX phải điều phối nước phục vụ cho việc tưới tiêu và lượng nước chỉ đủ “tắm” cho lúa. Ngoài ra, về lâu dài, xã đã lập phương án nạo vét đập Trà để tích nước khi hạn hán xảy ra”.

Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân cho biết: “Trước thực trạng thiếu hụt nước xảy ra trên toàn xã, các thôn như Xuân Điền Lộc, Xuân Lộc, Hiền An - Bến Củi, Cổ Xuân - Quảng Lộc đã lên phương án chống hạn bằng cách huy động 20 máy bơm nước để lấy nước từ các đập Hạ, Cây Mưng, Xóm Khoai, Tằm, Lộc Lợi… để tưới cho các cánh đồng lúa.

Ngoài ra, đắp đập tạm để bơm chuyền nước tại cầu Quạnh Tay, nạo vét mương Quảng Lộc, đập Xóm Khoai, đập Cây Mưng, hói Bến Củi... Huyện cũng đã hỗ trợ cho xã 100 ống nước loại phi 25 để cấp cho các thôn có nhu cầu bơm chuyền nước về các cánh đồng”.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: “Thời gian tới, huyện sẽ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để chạy máy bơm chuyền nước từ đập về các cánh đồng lúa, giảm bớt khó khăn cho bà con trong việc chống hạn”.

  • Tags:
Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Gỡ 4 rào cản giúp kinh tế tư nhân phát huy nuôi biển công nghệ cao

Doanh nghiệp tư nhân khó có thể 'đơn độc vượt sóng' nếu không có sự chia sẻ rủi ro từ hệ thống chính sách.

Phát triển bền vững dược liệu dưới tán rừng

Nếu thiếu quy hoạch và kỹ thuật, mô hình dược liệu dưới tán rừng rất dễ đi chệch hướng.

Bình luận mới nhất