| Hotline: 0983.970.780

Tàu cá nằm bờ vì khan hiếm bạn thuyền

Thứ Hai 25/03/2024 , 14:30 (GMT+7)

Ngư trường khan hiếm, hiệu quả khai thác thấp, những người trẻ không mặn mà với nghề biển rồi tìm kiếm công việc khác khiến cho nguồn lao động biển ngày càng ít đi.

Đang vào vụ đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đành chấp nhận nằm bờ vì không đủ thuyền viên để vươn khơi. Ảnh: L.K.

Đang vào vụ đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đành chấp nhận nằm bờ vì không đủ thuyền viên để vươn khơi. Ảnh: L.K.

Hiện nay, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đang bắt đầu bước vào vụ khai thác cá Nam. Thế nhưng, nhiều tàu cá tại các tỉnh này vẫn chưa thể vươn khơi do thiếu bạn thuyền đi biển. Dù đã chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến đi khai thác hải sản nhiều ngày nhưng các chủ tàu vẫn đang loay hoay trong việc tìm kiếm lao động.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg 90675TS cho biết, tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển đã diễn ra nhiều năm qua, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán. Lường trước được điều này, nhiều chủ tàu đã cho lao động ứng trước tiền cọc để giữ chân.

“Dù vậy cũng chưa thể bớt lo lắng được. Nhiều trường hợp khi tàu chuẩn bị xuất bến mà vẫn không thấy bạn thuyền đến. Gọi điện không liên lạc được. Khi đó, tiền thì mất mà người thì không có. Nghề này chỉ thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ nên gì nên không thể ràng buộc họ được.

Các tàu buộc phải ra khơi trong tình hình thiếu lao động dẫn đến hiệu quả khai thác không cao. Đã thế, khi khai thác không hiệu quả, lợi nhuận thấp thì bạn thuyền lại tiếp tục bỏ đi sang tàu khác. Khó càng thêm khó. Chủ tàu nào có thuyền viên là anh, em hay họ hàng bà con với nhau thì mới an tâm”, ngư dân Nguyễn Văn Cu tâm sự.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ về tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển. Ảnh: L.K.

Ngư dân Nguyễn Văn Cu (trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ về tình trạng khan hiếm bạn thuyền đi biển. Ảnh: L.K.

Qua trao đổi, nhiều chủ tàu không khỏi than thở trước tình trạng khan hiếm bạn thuyền. Bởi, ngư dân mỗi khi mua hoặc đóng các tàu cá có công suất lớn đều phải vay mượn ngân hàng hoặc người thân. Do không đủ thuyền viên đi biển, nhiều tàu phải nằm bờ nên một số ít ngư dân đành chuyển đổi nghề khác để trả nợ ngân hàng và kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh này có khoảng hơn 4.200 cá với lực lượng lao động khoảng 37.000 người. Qua thống kê, đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 150 tàu chiều dài trên 15m nằm bờ. Riêng tàu nằm bờ dưới 15m chưa thể thống kê được hết.

“Công việc đi biển khó khăn, vất vả, hiện nay thu nhập cũng không cao như trước. Ngoài ra, nhiều thuyền viên cũng không mặn mà với những chuyến biển dài ngày, chuyển qua làm công ty, xí nghiệp với công việc nhẹ nhàng hơn. Rồi một số con cái của ngư dân không theo nghề biển mà làm nghề khác trên bờ dẫn đến nguồn lao động bổ sung không có”, ông Mười nói.

Tại cảng cá Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) những ngày qua, dù đang vào mùa đánh bắt chính nhưng nhiều tàu cá công suất lớn vẫn nằm bờ. Số khác nhập nhiên liệu, nhu yếu phẩm lên tàu nhưng chưa đủ bạn thuyền nên đành chờ tìm đủ lao động mới ra khơi.

Ngư dân Trần Tấn Sinh (trú xã Tam Giang, huyện Núi Thành), chủ tàu QNa 91769TS chia sẻ, phần lớn bạn thuyền bỏ nghề biển lên bờ tìm sinh kế khác là do nguồn thu nhập từ biển thấp, không ổn định, sản lượng khai thác ngày càng ít dần.

“Nghề biển thường là nghề cha truyền con nối, dù có tìm được lao động nhưng không thạo công việc khai thác cũng không hiệu quả.

Những nghề bình thường thì không nói chứ như nghề câu mực khơi hoặc nghề câu cá ngừ đòi hỏi tay nghề kỹ thuật. Lao động không chuyên thì không thể đáp ứng được. Do đó, muốn người lao động gắn bó, phát triển nghề biển lâu dài thì cần phải có chính sách hỗ trợ, đào tạo bài bản nhằm tăng hiệu quả khai thác, nâng cao thu nhập cho ngư dân”.

Ông Võ Văn Long, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam, cho biết, toàn tỉnh có hơn 2.700 tàu thuyền, trong đó có 679 tàu chuyên khai thác xa bờ. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động đi biển hiện này, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng tìm ngư trường đánh bắt để giúp ngư dân giảm thiểu thời gian tìm kiếm các đàn cá. Có như vậy mới giảm được chi phí nhiên liệu, tăng thêm thu nhập và thu hút được nhiều lao động biển.

Xem thêm
Quảng Ninh khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trang trại quy mô lớn

QUẢNG NINH Ngành chăn nuôi Quảng Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất