| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Quảng Nam được mùa mực biển

Thứ Năm 21/03/2024 , 15:17 (GMT+7)

Giá mực cao, sản lượng nhiều hơn các năm trước nên sau một đêm đánh bắt trên biển, các ghe thuyền ở Quảng Nam có thể thu về hàng chục triệu đồng.

Năm nay, sản lượng mực khai thác được của ngư dân ở xã Tam Tiến (Núi Thành, Quảng Nam) cao hơn so với cùng thời điểm năm ngoái. Ảnh: L.K.

Năm nay, sản lượng mực khai thác được của ngư dân ở xã Tam Tiến (Núi Thành, Quảng Nam) cao hơn so với cùng thời điểm năm ngoái. Ảnh: L.K.

Từ 5h sáng, chợ cá Tam Tiến (xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã tấp nập tàu cá cập bến vận chuyển hải sản đánh bắt được bán cho thương lái. Mùa này, nhiều ghe thuyền của ngư dân địa phương trở về với hàng tạ mực các loại. Mực đầu mùa giá bán cao nên các chủ tàu phấn khởi khi thu lãi hàng chục triệu đồng.

Ngư dân Nguyễn Văn Nhật (trú xã Tam Tiến) cho biết, những ngày qua, thời tiết thuận lợi, sóng biển êm nên hoạt động khai thác của ngư dân khá hiệu quả. Chuyến đi vừa qua, tàu anh đánh được hơn 100kg mực gồm mực ống, mực cơm, mực lá, bán cho thương lái được hơn 20 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí hao tổn, mỗi thuyền viên cũng kiếm được từ vài trăm đến 1 triệu đồng.

Theo các ngư dân, mùa khai thác mực ở địa phương thường bắt đầu từ đầu tháng 2 cho đến hết tháng 8 âm lịch, trong đó trúng đậm nhất là từ tháng 2 đến tháng 3. Trung bình mỗi tàu trở về đánh được khoảng từ 100 – 200kg mực. Thời điểm này giá mực cao, sản lượng bao nhiêu cũng đều được thương lái thu mua hết, ít mặc cả nên đa số các tàu đánh bắt đều có lãi.

Sau 1 đêm đánh bắt, trung bình mỗi tàu cá trở về với khoảng 100 - 200kg mực các loại. Ảnh: L.K.

Sau 1 đêm đánh bắt, trung bình mỗi tàu cá trở về với khoảng 100 - 200kg mực các loại. Ảnh: L.K.

Ngư dân Đỗ Minh Việt (trú thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) chia sẻ, các tàu khai thác mực trong xã thường có công suất nhỏ, chỉ vài chục CV nên đánh bắt ở khu vực cách bờ trên dưới 10 hải lý với các nghề lưới vây hoặc câu. Tàu thường xuất bến vào khoảng 14 -  15 giờ chiều hàng ngày đến tầm 4 giờ sáng ngày hôm sau sẽ quay về bờ.

“Mỗi ghe tàu đánh bắt mực đi khoảng từ 7 - 10 thuyền viên. Toàn bộ chi phí cho mỗi chuyến đi hết từ 4 – 5 triệu đồng. So với các năm trước, năm nay nhìn chung được mùa hơn, giá bán cũng tương đương so với cùng thời điểm năm ngoái”, anh Việt chia sẻ.

Sau khi ghe thuyền neo ở cách bờ khoảng 100m, mực sẽ được đưa lên thuyền thúng rồi vận chuyển vào bờ. Phía trên, hàng chục thương lái đã đứng đợi sẵn để thu mua, đem đi tiêu thụ. Qua ghi nhận, mỗi loại mực có giá khác nhau. Trong đó, mực cơm loại nhỏ giá từ 120.000 – 140.000 đồng/kg. Mực ống giá từ 180.000 - 260.000 đồng/kg. Loại đắt nhất là mực lá có giá trên dưới 400.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Hữu Tơ, thương lái chuyên thu mua mực tại chợ cá Tam Tiến cho biết, trung bình mỗi buổi sáng ông nhập khoảng vài trăm kg mực các loại từ các tàu cá. Mực vừa đánh bắt còn tươi nên rất được thị trường ưa chuộng. Sản phẩm sau khi thu mua sẽ được bán lại cho các chợ, nhà hàng ở TP Tam Kỳ, huyện Núi Thành và những khu vực lân cận.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.