| Hotline: 0983.970.780

Mực khô tắc đầu ra, nhiều tàu cá nằm bờ

Thứ Ba 25/06/2019 , 10:38 (GMT+7)

Nửa tháng qua, nhiều tàu câu mực khơi của ngư dân Quảng Nam sau khi cập cảng vẫn chưa thể ra khơi trở lại vì không bán được sản phẩm. Hàng trăm tấn mực khô ứ đọng, mòn mỏi chờ thương lái tới mua.

Đang trong mùa khai thác nên thông thường các tàu cá sau khi trở về sẽ tất bật chuẩn bị nhu yếu phẩm cho chuyến đi biển tiếp theo. Thế nhưng tại cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, Núi Thành) thời điểm này lại có hàng chục tàu câu mực vẫn nằm bờ. Lý do của việc này là vì sản phẩm họ đánh bắt được trong chuyến biển vừa qua vẫn chưa bán được, không có đủ chi phí để tiếp tục ra khơi.

Ngư dân Quảng Nam lo lắng vì thương lái không thu mua mực khô.

Ghi nhận tại đây, các ngư dân cho biết, hầu hết tàu cá hành nghề câu mực trở về cảng đều thắng lợi. Tàu nhỏ thì bắt được vài tấn, tàu lớn thì lên đến vài chục tấn mực khô. Tuy nhiên suốt gần nửa tháng qua, không có thương lái đến hỏi mua nên họ không biết phải xử lý thế nào và phải chờ đợi một cách bị động.

Khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 thì các tàu câu mực trở về đều xuất bán bình thường. Giá mực từ đầu vụ ở mức 130.000 đồng/kg, có thấp hơn so với các năm trước. Mặc dù vậy, với giá này thì ngư dân vẫn lãi. Những tàu lớn có công suất từ 650 CV trở lên, sau khi trừ chi phí, chủ tàu lãi ròng vài trăm triệu.

Thế nhưng, từ giữa tháng 6 đến nay thì khác hẳn. Các chủ tàu bây giờ ai cũng đang trong tình trạng nhấp nhổm vì mực không bán được. Họ vừa không có tiền trả chi phí xăng dầu, nhu yếu phẩm, công bạn thuyền... cho chuyến đi vừa qua vừa không có động lực để tiếp tục ra khơi.

Nhiều tàu câu mực ở Quảng Nam phải nằm bờ vì không bán được hàng.

Chuyến đi biển vừa rồi, tàu cá hành nghề câu mực mang số hiệu QNa 90037TS của ông Phan Bá Linh (50 tuổi, ngụ thông Đông Xuân, xã Tam Quang) cùng với 40 bạn thuyền ra khơi đánh bắt trong vòng 2 tháng. Sản phẩm thu về được là 23 tấn mực khô. Với giá bán trên thị trường hiện nay thì tàu ông Linh sẽ thu được gần 3 tỷ đồng.

“Lúc đánh bắt được nhiều thế này trên đường về bờ ai cũng phấn khởi. Thế mà giờ lại thành ra vậy. Những lần trước, mỗi khi tàu cập bến là có thương lái đến mua ngay nhưng lần này không thấy ai hỏi gì. Tôi cũng như những chủ tàu khác ở đây ai cũng muốn sớm bán được mực để đi chuyến khác chứ đang trong mùa mà để tàu nằm bờ thế này thì phí lắm. Nhưng không biết đến lúc nào mới bán được”, ông Linh nói.

Tương tự, tàu câu mực mang số hiệu QNa 90749TS của anh Huỳnh Quốc Việt (trú xã Tam Giang, Núi Thành) trở về cảng với 25 tấn mực khô từ đầu tháng 6. Anh và các ngư dân trên tàu ngày nào cũng ra cảng xem có thương lái nào tới để nhập hàng nhưng không có ai.

“Chúng tôi rất mong chính quyền, thương lái tìm cách giải quyết để chúng tôi có thể bán hết sản phẩm và tiếp tục vươn khơi, bám biển trở lại”, anh Việt tâm sự.

Theo ông Ngô Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, toàn huyện Núi Thành đang có khoảng 40 tàu câu mực nằm bờ vì không bán được sản phẩm với 800 tấn mực khô bị ứ đọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do từ trước tới nay hầu hết mực khô của ngư dân Núi Thành khai thác chủ yếu xuất sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch còn hiện nay xuất qua đường chính ngạch nên có thêm những quy định ràng buộc.

“Bây giờ doanh nghiệp Trung Quốc của Việt Nam thì ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bên mình, có truy xuất nguồn gốc, tem nhãn hàng hóa. Điều này thì tại Quảng Nam tư thương chưa thực hiện được với sản phẩm mực.

Trước đó, Bộ Công thương đã cảnh báo nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp thời thay đổi. Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện thủ tục cần thiết”, ông Tấn nói.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất