| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho thanh niên

Thứ Tư 22/11/2023 , 18:00 (GMT+7)

CAO BẰNG Thông qua khóa tập huấn, các học viên đã tiếp thu được những nội dung quan trọng để áp dụng vào chăn nuôi bò tại địa phương.

Trong tháng 10/2023, Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT phối hợp với Tỉnh đoàn Cao Bằng đã triển khai các lớp tập huấn và hội thảo về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi bò vỗ béo và lợn thịt tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Đây là hoạt động thuộc dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

Lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

Các hộ gia đình tham gia dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Yên Thổ và thanh niên phát triển kinh tế huyện Bảo Lâm đều là những thanh niên nghèo, có ý chí phấn đấu lập nghiệp tiêu biểu của địa phương.

Tại lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, nông dân đã được các chuyên gia của Viện Chăn nuôi phổ biến các nội dung như: Biện pháp kỹ thuật về giống, chăm sóc cái sinh sản, kỹ thuật chế biến và bảo quản thức ăn cho bò, kỹ thuật làm chuồng trại và phòng tránh rét cho bò khi mùa đông tới...

Thông qua khóa tập huấn, sẽ góp phần thay đổi nhận thức của bà con theo hướng phát triển chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, các học viên còn nắm được các phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn, tận dụng nguồn thức ăn để phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong mùa đông.

Ngoài ra, các hộ dân tham gia khóa tập huấn còn được tham quan, học tập mô hình chăn nuôi bò tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm. Đây là xã tiêu biểu về chăn nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản.

Các học viên, hộ gia đình được tham quan, học tập mô hình chăn nuôi bò tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Các học viên, hộ gia đình được tham quan, học tập mô hình chăn nuôi bò tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Kết thúc khóa tập huấn, các học viên mong muốn sẽ được tổ chức thêm nhiều lớp học để hướng dẫn các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, nhất là việc đào tạo, tập huấn chuyên sâu về phương pháp chọn giống, dẫn tinh, thụ tinh nhân tạo cho bò để cải tạo tầm vóc bò địa phương, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, qua đó tạo điều kiện cho bà con ở các xã khác và khu vực lân cận được học tập, tham quan, tạo điều kiện nhân rộng mô hình.

Bảo Lâm là huyện có địa hình rất phức tạp và khó khăn nhưng lại có lợi thế về chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu, bò. Trước đây, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên, thả rông, ảnh hưởng đến việc tăng đàn, gây khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh.

Huyện chưa có cơ chế, chính sách liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp để hình thành trang trại quy mô, tiêu thụ sản phẩm. Giá bán sản phẩm chăn nuôi không ổn định.

Những năm gần đây, huyện Bảo Lâm đã có những chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, trong đó từng bước đưa chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, ổn định đời sống. 

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.