| Hotline: 0983.970.780

Tăng diện tích giống cực ngắn ngày cho vụ hè thu

Thứ Năm 02/05/2024 , 16:49 (GMT+7)

Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương phía Bắc tăng diện tích giống cực ngắn ngày cho vụ hè thu trước bối cảnh nắng nóng gay gắt của năm 2024.

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc về việc chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, mùa và vụ đông các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Cục Trồng trọt cho biết: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, nắng nóng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có xu hướng gia tăng trong thời kỳ từ tháng 5 - 7/2024. Mùa mưa tại khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm.

Trong khi đó, theo báo cáo nhanh từ các địa phương, hiện nay lúa đông xuân tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đang bước vào giai đoạn trỗ, chín sữa, chín sáp và một số diện tích lúa đã và đang thu hoạch. Tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc lúa đang ở giai đoạn phân hóa đòng, một số diện tích lúa gieo cấy sớm đã bước vào giai đoạn trỗ.

Nhằm chủ động ứng phó kịp thời với thời tiết bất thường, đảm bảo thắng lợi sản xuất lúa và rau màu vụ đông xuân và triển khai tốt kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ:

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo các địa phương phía Bắc tăng diện tích giống lúa cực ngắn ngày cho vụ hè thu. Ảnh: Tùng Đinh.

Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo các địa phương phía Bắc tăng diện tích giống lúa cực ngắn ngày cho vụ hè thu. Ảnh: Tùng Đinh.

- Đối với lúa vụ đông xuân: Với diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch, các tỉnh Bắc Trung Bộ cần bố trí tối đa nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa đông xuân đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh thiệt hại do những đợt mưa kèm gió xoáy.

Trên các diện tích đã thu hoạch triển khai cày lồng vùi rơm rạ sớm, kết hợp xử lý chế phẩm sinh học (Trichoderma, AT-YTB…) để phân hủy nhanh rơm rạ, hạn chế ngộ độc hữu cơ với lúa vụ sau, đồng thời hạn chế cầu nối sâu bệnh cho vụ sau.

Với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, cần giữ nước mặt ruộng đảm bảo đủ nước cho cây lúa trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông, vào chắc nhằm hạn chế tác động của nắng nóng.

Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và sâu, bệnh hại để chủ động phòng trừ sớm bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, rầy nâu… trên tất cả các trà lúa, chú ý những giống nhiễm sâu bệnh, vùng ổ dịch, chân đất trũng thấp...

- Đối với vụ hè thu: Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương sớm xây dựng phương án sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương mình với một số lưu ý:

Thứ nhất, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hoặc đề án gieo cấy lúa vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông 2024 với định hướng mở rộng diện tích các giống lúa cực ngắn và ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ đảm bảo cho trà lúa hè thu chạy lụt sớm thu hoạch trước ngày 5/9, đối với vùng thấp trũng thu hoạch trước 20/8. Các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc đảm bảo cho trà lúa mùa sớm ở các tỉnh thu hoạch trước ngày 25/9 để tạo quỹ đất làm cây vụ đông sớm. Hạn chế việc gieo thẳng ở những vùng thấp trũng, không chủ động tưới tiêu, thường xuyên bị ngập úng.

Thứ hai, đối với cây rau màu, cần rà soát lại diện tích gieo trồng của từng chủng loại, tuyên truyền tập huấn cho nông dân về sản xuất an toàn, ưu tiên phát triển những loại rau có đầu ra, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh sản xuất quá tập trung một loại gây dư thừa sản phẩm, giảm giá, giảm hiệu quả sản xuất.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường về vật tư nông nghiệp để hạn chế tối đa hàng giả, hàng kém chất lượng gây thiệt hại cho nông dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cuối cùng, các cơ quan chức năng ngành nông nghiệp các tỉnh cần phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, tăng cường công tác dự tính, dự báo, thông tin tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nhằm khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh hại.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất