| Hotline: 0983.970.780

Sinh khí mới ở vùng na bở Tiền An

Thứ Hai 28/10/2024 , 08:00 (GMT+7)

Quảng Ninh Hơn 1 tháng sau bão Yagi, những vườn na bở Tiền An đang từng bước được hồi sinh, phủ xanh vùng đất ngổn ngang.

Từ lâu, xã Tiền An (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) nổi tiếng bởi những vườn na bở trĩu quả với hương vị thơm ngon, không quá ngọt sắc. Tuy nhiên, sau cơn bão số 3 vừa qua, gần 80ha trồng na của hơn 200 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có nhiều cây khó có thể phục hồi. Bằng kinh nghiệm lâu năm và sự quyết tâm, ngay sau bão, các hộ dân cùng nhau đưa ra những biện pháp để “cứu” na.

Những cây na đã được trồng mới để khôi phục sản xuất. Ảnh: Nguyễn Thành.

Những cây na đã được trồng mới để khôi phục sản xuất. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đến nay, vườn na của ông Vũ Tất Đạt (khu Vườn Chay, xã Tiền An) đã được dọn dẹp gọn gàng, những cây na được dựng lên, chằng chống cẩn thận. Trò chuyện với chúng tôi, ông Đạt tâm sự: “Đối với những cây na già, dù chằng chống nhưng tỷ lệ cây chết vẫn rất lớn, nếu may mắn sống thì năng suất sau này cũng rất kém do bộ rễ đã bị ảnh hưởng. Bây giờ anh em trồng na chúng tôi chỉ tập trung vào những cây na nhỏ (từ 1-3 năm tuổi để chăm sóc”.

Ông Đạt đang kiểm tra những cây na được 1 năm tuổi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Đạt đang kiểm tra những cây na được 1 năm tuổi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Những cây na non sau khi được chăm sóc kịp thời đã xanh tốt và dần xuất hiện những mầm non. Hiện nay, vườn của ông Đạt có diện tích gần 1ha na bở, trong đó diện tích cây na non chiếm tới 40%, còn lại là những cây na già có tuổi đời hàng chục năm tuổi.

“May mắn là trước bão tôi cũng dùng dây buộc để giảm gió cho các cây na non, vì vậy diện tích na non không bị ảnh hưởng nhiều, chờ 3-4 năm nữa cây sẽ cho thu quả”, ông Đạt nói.

Ông Phạm Ngư lặng mình ngắm nhìn những cây na may mắn sống sót sau cơn bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Phạm Ngư lặng mình ngắm nhìn những cây na may mắn sống sót sau cơn bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Gần 20 năm gắn bó với cây na, khu vườn của ông Phạm Ngư (khu Vườn Chay, xã Tiền An) có khoảng 2.000 gốc na lâu năm. Cơn bão vừa qua đã làm ảnh hưởng đến 90% diện tích cây na, trong đó có cả những gốc na đã trên 17 năm tuổi.

“Đối với những cây lâu năm, tôi phải đi chặt những thân cây to về để chằng chống, thế nhưng tỷ lệ sống của cây thấp lắm. Chỉ còn một số cây ít bị ảnh hưởng, đến nay tình trạng vẫn ổn định”, ông Ngư bày tỏ.

Những ngày này, bà con xã Tiền An tất bật chuẩn bị nhân giống để tiến tới trồng lại những cây mới. Nhiều nhà nhanh tay đã kịp thời trồng lại ngay thời điểm sau bão, đến nay các cây đều sinh trưởng rất tốt.

Chỉ những cây na có tuổi đời từ 1-3 năm tuổi mới có khả năng phục hồi hoàn toàn. Ảnh: Nguyễn Thành. 

Chỉ những cây na có tuổi đời từ 1-3 năm tuổi mới có khả năng phục hồi hoàn toàn. Ảnh: Nguyễn Thành. 

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Bùi Thị Huyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiền An khuyến cáo: Hiện nay, các hộ đang chuẩn bị trồng mới những vườn na, tuy nhiên phải theo mùa và điều kiện thời tiết thích hợp (vào khoảng tháng 2/2025), khi đó có mưa, đất ẩm thì tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây mới được đảm bảo.

Cùng với đó, Hội Nông dân xã đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ những người dân trồng na. Đối với hộ dân bị hỏng 80% diện tích cây na, Hội Nông dân xã đã đề xuất với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân được vay vốn từ nguồn “Quỹ hỗ trợ nông dân”; kết nối với Trung tâm Dịch vụ Khoa học kỹ thuật thị xã để tập huấn chuyển giao kỹ thuật cải tạo, chăm sóc cây na cho nông dân xã. Hội nông dân xã mong muốn các ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho các hộ nông dân khi vay vốn làm vườn hoặc giải quyết việc làm.

Giờ đây, trên những vườn na bở, chồi non đã hé lộ, mang đến một luồng sinh khí mới cho khu vườn từng đổ nát, hoang tàn sau cơn bão dữ. Tất cả đều chung một niềm tin, sự kỳ vọng về ngày vườn na xanh trở lại, mang đến vụ mùa bội thụ.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.