| Hotline: 0983.970.780

Sen 75/23 và L20, hai giống lạc triển vọng trên xứ Nghệ

Thứ Năm 12/12/2019 , 09:15 (GMT+7)

Hai giống lạc Sen 75/23 và L20, năng suất dự kiến đạt trên 3,3 tấn/ha. Thành công bước đầu của mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức cũng như tập quán canh tác của người dân.

Mô hình triển khai tại xã Nghi Văn.

Ngày 30/10, Tổng Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá mô hình sản xuất hạt giống và mô hình thâm canh lạc năng suất cao trên địa bàn.

Đây là nội dung nằm trong dự án “Ứng dụng Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cho cây lạc tại Nghệ An”, thuộc Chương trình Nông thôn miền núi.

Nằm trong khuân khổ dự án, Tổng Cty CP VTNN Nghệ An đã phối hợp cùng đơn vị chuyển giao là Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ triển khai mô hình tại xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An trong vụ Thu Đông 2019 đối với 2 giống lạc triển vọng, gồm Sen 75/23 và L20.

Mô hình có quy mô 10 ha, thu hút 110 hộ tham gia, thời gian triển khai từ tháng 8 – 11/2019.

Hai giống lạc đều phát triển tốt.

Qua theo dõi thực tế, thời tiết đầu vụ tương đối thuận lợi, tuy nhiên vào các giai đoạn sinh trưởng phát triển quan trọng của cây (thời kỳ đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đâm tia và hình thành quả) lại gặp phải những trận mưa lớn nên làm giảm số cành cấp 1 cũng như khả năng ra hoa đậu quả.

Ngoài ra, bà con nông dân chưa cho thấy sự thuần thục trong việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, điều này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng.

Dù đối mặt với khá nhiều bất lợi nhưng kết quả thu về vẫn rất khả quan. Điều này có được xuất phát từ điều kiện địa hình, thổ nhưỡng phù hợp (đất phù sa, đất xám). Bên cạnh đó, Sen 75/23 và L20 là giống được thu mua từ mô hình giống nguyên chủng trong vụ Xuân nên quả trình nảy mầm và sinh trưởng rất đảm bảo.

Từ kết quả thực tế cho thấy, lạc L20 và Sen 75/23 là 2 bộ giống có thời gian mọc và ra hoa tương đương nhau. Tuy nhiên, do đặc tính chín sinh lý khác nhau nên thời gian sinh trưởng của Sen 75/23 ngắn hơn, dao động từ 90 – 95 ngày.

Ngoài yếu tố trên, các chỉ tiêu còn lại gần như tương đồng, điển hình như số cành cấp 1 đạt 4 cành/ cây, số quả chắc từ 8,86 – 9,38 quả/ cây. Năng suất dự kiến của 2 giống đạt trên 3,3 tấn/ha.

Ông Trần Văn Sao ghi nhận kết quả tích cực của mô hình mang lại.

Theo ông Trần Văn Sao, Chủ tịch UBND xã Nghi Văn, thành công bước đầu của mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức cũng như tập quán canh tác của người dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào canh tác giúp cải thiện năng suất và chất lượng, góp phần nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích.

Trên kết quả đạt được, Tổng Cty CP VTNN Nghệ An mong muốn được tiếp tục phối hợp, liên kết với các cơ quan chuyên ngành, chính quyền địa phương để thực hiện các mô hình trình diễn khác ở các vùng trồng lạc trên địa bàn, qua đó  mở rộng và tăng dần quy mô sản xuất, từng bước đưa cây lạc thành cây hàng hóa cho giá trị cao.

Mục tiêu của dự án “Ứng dụng Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cho cây lạc tại Nghệ An” là chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất và chế biến lạc trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Qua 2 năm thực hiện dự án đã xây dựng thành công 50 ha mô hình sản xuất giống xác nhận lạc Sen 75/23 và L20; lắp đặt hơn 1.300 m2 nhà kho chế biến, bảo quản; vận hành hệ thống sấy lạc công suất 20 – 25 tấn/mẻ sấy và hệ thống chế biến lạc thương phẩm năng suất 1,5 – 2 tấn/ giờ…

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Thái Bình tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa xuân

Nguy cơ mất mùa do sâu cuốn lá nhỏ gây ra là rất lớn nếu không được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 1]  Áp dụng kiến thức tập huấn vào thực tiễn

Những kiến thức từ các lớp tập huấn được người dân tiếp thu, vận dụng vào quá trình nuôi trồng thủy sản của gia đình, giúp gia tăng hiệu quả hơn trước.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.