| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm

Thứ Sáu 02/10/2020 , 12:53 (GMT+7)

Ngày 2/10, tại Quảng Ninh diễn ra hội thảo sơ kết dự án nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Hội thảo do Trung tâm Khuyến nông (TTKN) TP Hải Phòng phối hợp với TTKN tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhằm đánh giá công nghệ, quy trình đối với ngành chăn nuôi tôm các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, ngành tôm đang đứng trước cơ hội rất lớn khi hiệp định thương mại tự do với các thị trường nhập khẩu (XK) tôm chủ lực có hiệu lực. Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 8/2020 tăng khoảng 10% so tháng 7/2020. Đặc biệt là nhóm hàng tôm và mực tăng trưởng rất mạnh. Từ khi Hiệp định EVFTA được thực thi, XK tôm vào thị trường EU trong tháng 8/2020 tăng 20% so cùng thời điểm năm 2019.

Nuôi thâm canh đã trở nên phổ biến đối với tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) ở nhiều nước trên thế giới và nhiều mô hình nuôi tôm cũng đã và đang được phát triển từ mô hình đơn giản đến công nghệ cao. Qua đó, người chăn nuôi thúc đẩy giao lưu, chia sẻ, giới thiệu một số kết quả công nghệ, giải pháp kỹ thuật, quản lý tốt giúp hệ sinh thái ngành tôm khỏe mạnh, thích ứng tốt hơn với các rúi ro, thách thức đến từ biến đổi khí hậu, thị trường, dịch bệnh, đạt được tiêu chuẩn quy định XK.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc năm 2020” do TTKN TP Hải Phòng là chủ nhiệm dự án, sau đó phối hợp 5 tỉnh phía bắc bao gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định trực tiếp thực hiện từ năm 2019 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (ở giữa) đưa ra đánh giá, phân tích về mô hình nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc gắn với tiêu thị sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc năm 2020. Ảnh: Bùi Hữu Sơn 

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (ở giữa) đưa ra đánh giá, phân tích về mô hình nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc gắn với tiêu thị sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc năm 2020. Ảnh: Bùi Hữu Sơn 

“ Hiện có 17 hộ thực hiện mô hình với tổng diện tích 6,0495ha. Trong đó, giai đoạn 1 là 5.995m2; giai đoạn 2 là 5,54ha. Đây là mô hình ưu việt, tốn ít chi phí, phù hợp với tất cả các đối tượng nuôi, trồng tôm thuộc các vùng miền. Qua quá trình thực tế mô hình ở hộ gia đình anh Vũ Đình Quyến ở xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) tôi cho rằng đây là mô hình công nghệ cao so với các mô hình ở tỉnh Bạc Liêu, mặc dù đây là mô hình mới thực hiện. Chủ mô hình đã biết cách nắm bắt, vận dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, sản phẩm tôm đảm bảo ATTP”, ông Tiêu nói thêm.

Được biết, Quảng Ninh đã tận dụng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với đa dạng các đối tượng nuôi và đa dạng hình thức nuôi, một trong đó là tập trung vào các đối tượng nuôi đặc thù là tôm nước lợ, bao gồm Tôm Thẻ chân trắng và Tôm Sú, tập trung chủ yếu tại các địa phương Móng Cái, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ. Tôm thẻ chân trắng được nuôi chủ yếu bằng hình thức bán thâm canh và thâm canh, tập trung tại các địa phương như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ, Quảng Yên.

Mô hình nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc ở hộ gia đình anh Vũ Đình Quyến, xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh). Ảnh: Bùi Hữu Sơn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh.

Mô hình nuôi tôm thâm canh hai giai đoạn bằng công nghệ biofloc ở hộ gia đình anh Vũ Đình Quyến, xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh). Ảnh: Bùi Hữu Sơn - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất như nuôi tôm chân trắng hai giai đoạn là mô hình đầu tư khép kín đã sớm được ngành nông nghiệp địa phương định hướng, áp dụng. Qua đó, nâng cao tỷ lệ tôm sống, tạo điều kiện tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích và đặc biệt là thuận lợi cho việc xử lý chất thải trong vụ, nuôi.

Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh thực hiện dự án sẽ tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình, khuyến khích các hộ thực hiện nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình nuôi tôm.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất