| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh không phát sinh ổ dịch bệnh nguy hiểm

Thứ Sáu 11/07/2025 , 11:41 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát tốt dịch bệnh trên vật nuôi và thủy sản.

Quảng Ninh chú trọng kiểm tra công tác chăn nuôi thú y trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh chú trọng kiểm tra công tác chăn nuôi thú y trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thành.

Không phát sinh ổ dịch trên vật nuôi

Theo báo cáo, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt trên 5,96 triệu con. Trong đó, đàn lợn đạt 290.500 con, đàn gia cầm đạt 5,6 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 6 tháng đạt 48.900 tấn.

Chi cục Chăn nuôi Thú y Quảng Ninh đã chủ động làm việc với các doanh nghiệp, trang trại lớn để nắm bắt kế hoạch sản xuất, tháo gỡ khó khăn về thị trường, kiểm soát dịch bệnh và triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo tăng trưởng ngành chăn nuôi theo kịch bản được giao.

Trong lĩnh vực đầu tư, các dự án chăn nuôi công nghệ cao tiếp tục được triển khai, tiêu biểu như trang trại của Công ty CP Chăn nuôi Greentech tại huyện Hải Hà (cũ), nay là xã Đường Hoa, đã đi vào hoạt động với tổng đàn lợn hơn 12.000 con. Ngoài ra, 6 dự án khác đang được hoàn thiện hồ sơ đề xuất nghiên cứu địa điểm và chủ trương đầu tư.

Tình hình dịch bệnh trên vật nuôi trong 6 tháng đầu năm cơ bản được kiểm soát. Các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, dại... không phát sinh dịch. Một số bệnh thông thường xảy ra rải rác, được xử lý kịp thời, không để lây lan.

Trong lĩnh vực thủy sản, có 9,57 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh và 25 ô lồng cá song bị nhiễm VNN. Các hiện tượng chết hàu xuất hiện tại một số cơ sở ở Vân Đồn và Móng Cái (cũ). Công tác giám sát, lấy mẫu và xét nghiệm tiếp tục được thực hiện thường xuyên. Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi đạt từ 54% đến 91% kế hoạch, tùy theo loại bệnh và đối tượng tiêm.

Công tác tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi tại Móng Cái. Ảnh: Nguyễn Thành.

Công tác tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi tại Móng Cái. Ảnh: Nguyễn Thành.

Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, khử trùng tiêu độc, giám sát vận chuyển và kiểm tra vệ sinh thú y. Tuy nhiên, việc tổ chức lại theo mô hình chính quyền hai cấp đã gây gián đoạn tạm thời ở một số địa phương do thiếu lực lượng kiểm soát giết mổ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chăn nuôi, thú y Quảng Ninh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như: tiến độ triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ chậm; việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại chưa hoàn thành; thiếu kinh phí mua vaccine tại một số địa phương như Cẩm Phả, Quảng Yên (cũ); việc kiểm soát giết mổ bị gián đoạn do thay đổi mô hình tổ chức; công tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn trong Chi cục còn chưa đồng bộ.

Định hướng 6 tháng cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, Chi cục đã giải quyết 807 hồ sơ thủ tục hành chính, 100% được ký số và trả kết quả qua môi trường điện tử. Công tác chuyển đổi số được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực như cập nhật dữ liệu hệ thống quản lý dịch bệnh VAHIS, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý cán bộ, bảo hiểm...

Đặc biệt, Chi cục đã đề xuất và triển khai mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi tự động hóa, dự kiến áp dụng trên đàn gà đẻ quy mô 30.000 con. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã tiếp cận, tìm hiểu công nghệ chăn nuôi thông minh và kết nối hợp tác với đối tác quốc tế.

Bà Chu Thị Thu Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Quảng Ninh, cho biết, trong 6 tháng cuối năm, Chi cục xác định các nhiệm vụ trọng tâm gồm: tiếp tục kiểm tra việc thực hiện di dời chăn nuôi ra khỏi khu dân cư; hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tái đàn; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại các xã, phường thuộc Hạ Long và Uông Bí (cũ); đẩy mạnh kiểm tra nguồn gốc, chất lượng con giống; tăng cường công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ.

Về chuyển đổi số, Chi cục sẽ tiếp tục triển khai các nền tảng quản lý chuyên ngành, hướng dẫn doanh nghiệp số hóa truy xuất nguồn gốc, đào tạo cán bộ về kỹ năng số và hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ công trực tuyến.

Đặc biệt, Chi cục sẽ tham mưu hoàn thiện các nội dung trình UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh và thực hiện các đề án, dự án phát triển nông nghiệp theo chỉ đạo của tỉnh và Bộ.

Xem thêm
[Bài 2] Áp dụng công nghệ, giảm rủi ro và tăng hiệu quả

TÂY NINH Doanh nghiệp bắt tay người chăn nuôi, đưa công nghệ vào chuồng trại giúp giảm rủi ro, tăng hiệu quả, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi heo tại Tây Ninh.

7.000 cây cau mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng

THANH HÓA Với 14.000 gốc cau, trong đó 7.000 cây đã cho thu hoạch, tốn ít công chăm sóc, thương lái thu mua tại vườn, ông Dũng có thu nhập mỗi năm trên 700 triệu đồng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Đưa khoa học công nghệ nâng tầm giá trị lâm sản ngoài gỗ

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần giúp người dân, doanh nghiệp khai thác hiệu quả giá trị lâm sản ngoài gỗ, kết hợp bảo tồn rừng và ổn định sinh kế.

Bình luận mới nhất