| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh bùng nổ nuôi tôm công nghệ

Thứ Ba 03/11/2020 , 16:39 (GMT+7)

Nhiều hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ninh sớm áp dụng các công nghệ cao trong nuôi tôm, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sự năng động của người dân

Với khu nuôi tôm rộng khoảng 4 ha của mình, anh Cao Đức Hùng ở khu 4, xã Bình Ngọc, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã đầu tư toàn bộ diện tích thả giống tôm áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định về an toàn lĩnh vực thủy sản. Anh sử dụng công nghệ nuôi tuần hoàn nước, xử lý và thu gom nước thải, lắp đặt hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường tại toàn bộ các ao nuôi để kiểm soát dịch bệnh.

“Tôi nuôi tôm từ khoảng những năm 2000, nhưng lúc ấy không biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất, chất lượng tôm không cao, thường xuyên đối mặt với dịch bệnh trên tôm. Bởi vậy, tôi đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở các hộ nuôi khác tại địa phương, tham gia các lớp tập huấn nên đã nắm rõ những kỹ thuật mới”, anh Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Dũng ở xã Bình Ngọc, TP Móng Cái, thử nghiệm thâm canh tôm thẻ chân trắng từ năm 2012 sau khi được định hướng từ Hiệp hội nghề cá TP Móng Cái. Ngay vụ đầu tiên, với 0,6 ha nuôi tôm thu hoạch được gần 10 tấn tôm thương phẩm. Trừ mọi chi phí, ông Bình thu lãi gần 600 triệu đồng.

Nhiều hộ gia đình ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) sớm áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, mô hình công nghệ cao trong sản xuất, nuôi trồng tôm. Ảnh: Anh Thắng.

Nhiều hộ gia đình ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) sớm áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, mô hình công nghệ cao trong sản xuất, nuôi trồng tôm. Ảnh: Anh Thắng.

Tại Quảng Ninh, các mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP; nuôi trong nhà kính, nuôi công nghệ Biofloc, nuôi đa giai đoạn... đang được áp dụng rộng rãi. Điển hình là những mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại Quảng Yên, Đầm Hà, Móng Cái... cho năng suất trung bình 8 đến 10 tấn/ha/vụ, cá biệt có những mô hìn đạt từ 20 đến 25 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, đã có một số cơ sở đang áp dụng nuôi tôm trong nhà kính, hiệu quả cao, nuôi được trong thời tiết nhiệt độ thấp, mưa nhiều.

Nhận thấy đây là mô hình nuôi đạt năng suất, ổn định về đầu ra, ông Bình đã áp dụng, nhân rộng và duy trì cho đến nay. Nuôi tôm thâm canh có nhiều ưu điểm vượt trội so với nuôi quảng canh. Từ thức ăn, nguồn nước, phòng chống dịch bệnh được chủ động và dễ dàng kiểm soát hơn.

Trong khi đó, thời gian thả nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn (nuôi hơn 3 tháng) nên gia đình đã tăng từ 1 vụ/năm nuôi quảng canh lên 2 vụ/năm nuôi thâm canh.

Sản lượng tôm thâm canh cao gấp 10 lần so với nuôi quảng canh. Trung bình 1 năm, gia đình ông thu được hơn 20 tấn tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm, ông Dũng cho biết: “Nuôi tôm là phải kiểm soát con tôm hàng ngày. Tôm có biểu hiện bất thường phải xử lý ngay. Dự kiến sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm 1 ô nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng”.

Nhiều công nghệ nuôi tiên tiến

Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh có những mô hình làm thay đổi phần nào cách nuôi tôm truyền thống có năng suất thấp kèm theo rủi ro về dịch bệnh.

Được chọn thí điểm sử dụng mô hình thử nghiệm bể ương di động cho quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn do Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh phổ biến vào cuối năm 2019, ông Từ Văn Nam ở xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả đã mạnh dạn đầu tư, chuyển giao kỹ thuật trong nuôi tôm. Sau một thời gian áp dụng, mô hình cho gia đình ông Nam thu nhập cao gấp 2-3 lần so với những vụ nuôi trước, tỷ lệ tôm sống cao và phát triển khỏe mạnh.

“Ưu điểm của bể ương nổi là dễ quản lý, không bị phụ thuộc vào nguồn nước, vụ nuôi, có thể tháo lắp, di chuyển, thay đổi được kích thước và hạn chế rủi ro thiên tai, dịch bệnh. Đặc biệt, với hệ thống này, có thể giảm thiểu được hội chứng tôm chết sớm EMS do hoại tử gan tụy cấp tính do có thể chủ động kiểm soát được môi trường nước”, ông Nam chia sẻ.

Mô hình thử nghiệm bể ương di động cho quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn do Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh chuyển giao kỹ thuật, bước đầu đem lại hiệu quả. Ảnh: Anh Thắng.

Mô hình thử nghiệm bể ương di động cho quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn do Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh chuyển giao kỹ thuật, bước đầu đem lại hiệu quả. Ảnh: Anh Thắng.

Bên cạnh khuyến khích người nuôi trồng thủy sản tăng cường đầu tư cho công nghệ, các ngành chức năng trong tỉnh Quảng Ninh cũng đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông để phổ biến những phương pháp, kỹ thuật, công nghệ mới đến các hộ dân, như: Nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo ATTP tại các hộ dân phường Tân An và Minh Thành (TX Quảng Yên); nuôi tôm 2 giai đoạn tại TX Quảng Yên; ứng dụng thiết bị ương di động trong nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn tại TX Móng Cái, huyện Tiên Yên; ứng dụng KHCN nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước theo công nghệ Trúc Anh...

Theo kế hoạch, năm 2020 toàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 9.400ha nuôi tôm, dự kiến sản lượng 16.400 tấn, kim ngạch xuất khẩu 40 triệu USD. Để đạt được mục tiêu này, ngoài công tác quy hoạch, quản lý, việc tăng cường đầu tư cho công nghệ để nâng giá trị con tôm tiếp tục được ngành NN-PTNT chú ý với nhiều giải pháp quyết liệt hơn.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất