| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Nhiều diện tích lúa trổ bị rạp đổ

Thứ Hai 13/04/2020 , 15:26 (GMT+7)

Do mưa và gió lớn trong mấy ngày qua làm trên 1.000 ha lúa vụ ĐX ở Quảng Bình bị rạp đổ, nguy cơ bị mất mùa cục bộ rất lớn…

Lúa ĐX bị mưa gió làm đổ rạp tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch). Ảnh: H.T

Lúa ĐX bị mưa gió làm đổ rạp tại thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch). Ảnh: H.T

Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh, nên trên địa bàn Quảng Bình đã có mưa to và gió lớn xảy ra từ chiều ngày 11 đến 13/4.

Trong giai đoạn này, Quảng Bình có trên 1.000 ha lúa trà sớm đang trong giai đoạn trổ đồng và chín sớm. Mưa, gió đã làm rạp đổ nhiều diện tích tại các địa phương của các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn…

Tại huyện Bố Trạch, diện tích lúa bị thiệt hại có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn. Một số xã bị có diện tích nhiều và rạp đổ nặng, như thị trấn Phong Nha, Vạn Trạch, Bắc Trạch, Hưng Trạch, Liên Trạch...

Ông Nguyễn Trọng Tuyển, Trưởng phòng NN - PTNT huyện cho biết: “Ước tính sơ bộ ban đầu toàn huyện có trên 150 ha lúa bị rạp đổ. Phần lớn diện tích bị ảnh hưởng đang trong giai đoạn trổ đồng, chín tới và sắp thu hoạch. Vì vậy, năng suất lúa chắc chắn bị giảm đáng kể”.

Thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch) có diện tích lúa bị ảnh hưởng nặng khoảng 15 ha. Trên đồng, bà con nông dân đang dùng sào tre để luồn xuống dưới hàng lúa bị đổ rạp rồi nâng dần lên. Bà Nguyễn Thị Hoa, một nông dân ở thị trấn Phong Nha cho biết: “Làm vậy thì cũng chỉ được phần nào thôi. Kinh nghiệm qua nhiều năm cho thấy khi đến lúc chín sớm mà bị mưa, gió làm cho đổ rạp như này là tỷ lệ mất mùa phải chiếm đến 60% rồi”.

Nông dân huyện Bố Trạch dùng sào tre khắc phục lúa bị đổ rạp. Ảnh: T.P

Nông dân huyện Bố Trạch dùng sào tre khắc phục lúa bị đổ rạp. Ảnh: T.P

Phòng NN - PTNT huyện Bố Trạch đã có văn bản chỉ đạo các địa phương khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. Ông Nguyễn Trọng Tuyển, Trưởng phòng NN -PTNT huyện cho biết thêm, đối với những diện tích lúa chắc xanh đến đỏ đuôi khi bị đổ thì có ảnh hưởng xấu đến năng suất. Nguyên nhân do khả năng quang hợp thấp nên sự vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt bị hạn chế, lúa có thể bị giảm năng suất từ 20 - 40%.

Do đó nông dân cần khẩn trương tháo kiệt nước trong ruộng và huy động nhân lực, chuẩn bị vật liệu để dựng chắc chắn lúa đứng lên theo hướng dùng dây chuối hoặc dây rơm nếp hay dây ni lông buộc túm 3 - 4 khóm lúa với nhau thành hình chân kiếng để cho cây đứng. Hoặc dùng dây dài, buộc hai đầu dây 2 cọc cắm xuống ruộng để nâng lúa lên theo hàng băng, mỗi băng từ 5 - 7 hàng lúa.  Đối với những diện tích lúa vừa trổ thoát chỉ cần tháo nước cho xấp sảnh ruộng, không cần buộc túm hay băng lúa, đợi vài ngày sau cây lúa có thể ngóc lên được.

Vụ ĐX này, huyện Quảng Trạch có trên 3.500 ha lúa. Quá trình phát triển sinh trưởng rất thuận lợi nên bà con nông dân đang mừng thầm sẽ có vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, mưa, gió đã làm gần 800 ha bị ảnh hưởng nặng. Trong đó, diện tích lúa bị nặng và nhiều tập trung tại các xã Quảng Phương, Quảng Lưu, Quảng Châu, Quảng Kim…

Riêng xã Quảng Phương đã có trên 110 ha bị ảnh hưởng nặng. Chị Phan Thị Hà Trang, cán bộ nông nghiệp xã Quảng Phương đi kiểm tra ruộng cho hay: “Toàn xã có trên 440 ha lúa được đánh giá rất đẹp. Sau trận mưa này, cây lúa đã trổ bị rạp có thể bị ảnh hưởng về năng suất. Chúng tôi đang vận động bà con dùng sài tre để nâng lúa lên và buộc lại thành bó lớn đế cây lúa không bị rạp xuống”.

Diện tích lớn trên đồng lúa huyện Quảng Trạch bị đổ rạp. Ảnh: T.P

Diện tích lớn trên đồng lúa huyện Quảng Trạch bị đổ rạp. Ảnh: T.P

Ngoài cây lúa, còn có hàng trăm ha lạc, kê, dưa hấu… chuẩn bị vào vụ hoặc đang thu hoạch cũng đã bị mưa gió làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Trước tình hình này, Sở NN - PTNT Quảng Bình đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt - BVTV hướng dân bà con nông dân bị thiệt hại khắc phục chống đổ rạp và phòng ngừa sâu bệnh xảy ra.

Chi cục Trồng trọt - BVTV đã phối hợp với các địa phương kiểm tra cụ thể từng vùng bị thiệt hại. Ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Quảng Bình cho biết đã chỉ đạo các địa phương đơn vị khắc phục diện tích bị đổ rạp và chú ý đến hiện tượng lúa bị đạo ôn cổ bông.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Cập nhật chính sách mới cho đại lý thuốc thú y và thủy sản

Hội nghị Khách hàng 2025 của Mebipha tại Phan Thiết thu hút gần 100 đại lý thuốc thú y, thủy sản cùng chia sẻ chính sách thuế mới, định hướng phát triển bền vững.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất