| Hotline: 0983.970.780

Phòng chống dịch bệnh, kiểm soát chặt cơ sở giết mổ

Thứ Hai 16/10/2023 , 06:00 (GMT+7)

Vì sức khỏe người tiêu dùng, ngành nông nghiệp Long An đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi và kiểm soát chặt cơ sở giết mổ.

Để bảo vệ tài sản người chăn nuôi, ngành nông nghiệp Long An hướng dẫn bà con tiêm vacxin phòng một số bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để bảo vệ tài sản người chăn nuôi, ngành nông nghiệp Long An hướng dẫn bà con tiêm vacxin phòng một số bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bảo vệ tài sản người chăn nuôi

Long An nằm ngay cửa ngõ ĐBSCL tiếp giáp với TP. HCM, tỉnh hiện có 48 cơ sở giết mổ gia súc và gia cầm tập trung, mỗ đêm giết mổ gần 4.400 con gia súc và hơn 65.300 con gia cầm. Trong đó, có hơn 70% số lượng động vật giết mổ mang đi cung cấp cho người tiêu dùng tại TP. HCM và Đồng Nai.

Vì sức khỏe người tiêu dùng, ngành nông nghiệp Long An triển khai thực hiện nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh, kiểm soát chặt các cơ sở giết mổ. Đồng thời quán triệt nghiêm lực lượng thú y làm nhiệm vụ là không bao che, tiếp tay cho các cơ sở giết mổ không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. 

Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát trên diện rộng. Để chủ động chủ động giám sát và phòng chống các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, Sở NN-PTNT Long An đã chỉ đạo các ngành chuyên môn triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi để giúp nông hộ chăn nuôi bảo vệ tài sản của mình.  

Theo thống kê từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Long An, đàn gia cầm của toàn tỉnh hiện có gần 9,6 triệu con, trên 104.000 heo và 123.000 trâu, bò. Theo đó, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong mùa mưa rất cao. Ngoài ra, Long An còn có đường biên giới giáp ranh với nước bạn Campuchia dài hơn 134km với nhiều đường mòn lối tắt qua lại nên việc phát sinh dịch bệnh qua biên giới rất cao nếu không kiểm soát tốt.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An đã xảy ra dịch tả heo Châu Phi tại 14 hộ dân thuộc 12 xã của 6 huyện, thành phố: Tân Hưng, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Cần Đước, Châu Thành, Tân An với tổng số lượng heo tiêu hủy là 442 con.

Đến thời điểm này, tất cả ổ dịch cơ bản được khống chế, tuy nhiên, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên địa bàn còn tiềm ẩn rất cao nếu người dân chủ quan, không áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Ngành chức năng tiêu hủy heo nhập lậu qua biên giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành chức năng tiêu hủy heo nhập lậu qua biên giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông tin từ Phòng NN-PTNT huyện Tân Hưng cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện lại các ổ dịch tả heo Châu Phi. Ngay sau khi phát hiện đàn heo bị mắc bệnh, ngành nông nghiệp huyện phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ nông dân tiêu hủy toàn bộ đàn heo (48 con, trọng lượng trên 3.100kg).

Bà Nguyễn Thị Lụa ở xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng (Long An) cho biết: “Tôi đang nuôi đàn heo 20 con, trong đó, có 17 con heo thịt và 3 con heo nái. Gần đây, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết dịch tả heo Châu Phi đang xuất hiện trở lại. Do đó, tôi đã tăng cường vệ sinh chuồng trại và cung cấp thêm vitamin vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho đàn heo. Hiện đàn heo của gia đình khỏe mạnh và dự kiến xuất chuồng bán vào cuối năm nay”.

Bà Lê Thị Mai Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Long An cho biết, nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển heo lậu qua biên giới và bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Long An, Chi cục đã chỉ đạo trạm chăn nuôi và thú y các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi, giết mổ, kiên quyết xử lý các trường hợp tự ý giết mổ tại nhà hoặc giết mổ tập trung không qua kiểm dịch.

Tăng cường công tác tuyên truyền đến từng hộ chăn nuôi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, tiến hành điều tra, rà soát tổng đàn heo trên địa bàn quản lý để cấp thuốc sát trùng, hướng dẫn người dân tiêu độc, khử trùng chuồng trại đúng quy định, không để dịch tả heo Châu Phi lan rộng.

Để bảo vệ tài sản cho người chăn nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đã hướng dẫn bà con tiêm phòng một số bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức tiêm phòng thu tiền vacxin tụ huyết trùng trên trâu bò, phấn đấu đạt tỷ lệ 70% trở lên so với tổng đàn.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc "4 không"

Huyện Cần Đước là một trong những địa phương có nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung với khoảng 1 triệu con gà, chủ yếu là gà thịt và gà đẻ trứng. Trước khi vào mùa mưa, ngành chăn nuôi và thú y huyện đã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch và tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin và tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trước dịch bệnh. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm ngay đầu mùa mưa nên trên địa bàn huyện chưa xảy ra ổ dịch bệnh.

Bà Trần Thị Cẩm ở xã Phước Đông, huyện Cần Đước, hộ nuôi gà phục vụ cho thị trường cuối năm cho biết, khi bước vào đầu mùa mưa là tiến hành vệ sinh, tiêu độc, sát trùng, khử khuẩn chuồng trại chăn nuôi gà. Việc chủ động phòng dịch, tiêm phòng vacxin đầy đủ cho đàn gà gần 1.000 con là giải pháp để bảo vệ tái sản xuất của gia đình.

Cùng với đó, cán bộ thú y huyện xuống tận nhà hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật nuôi và cấp phát thuốc sát khuẩn, hướng dẫn cụ thể cách thực hiện 2 lần trong năm để giúp cho người chăn nuôi gà tập trung hạn chế xảy ra dịch bị bệnh. 

Vì sức khỏe người tiêu dùng, ngành nông nghiệp Long An đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi và kiểm soát chặt các cơ giết mổ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vì sức khỏe người tiêu dùng, ngành nông nghiệp Long An đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi và kiểm soát chặt các cơ giết mổ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Cần Đước, Nguyễn Thị Cẩm Vân cho biết, ngành Nông nghiệp huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện nghiêm nguyên tắc "4 không", đó là không mua bán gia cầm bệnh; không giết mổ gia cầm bệnh; không giấu dịch; không vận chuyển gia cầm mắc bệnh. Nhờ đó, công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện được thực hiện hiệu quả.

Bà Lê Thị Mai Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản Long An thông tin thêm, toàn tỉnh có tổng cộng 1.369 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại, trong đó có 27 trang trại quy mô lớn, 109 trang trại quy mô vừa và 1.233 trang trại quy mô nhỏ.

Mục tiêu của ngành chăn nuôi Long An trong thời gian tới là tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, công nghệ cao. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ sang phát triển chăn nuôi trang trại, duy trì các mô hình chăn nuôi nông hộ bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ. Chú trọng sản xuất những sản phẩm chăn nuôi có lợi thế cạnh tranh, đặc sản của tỉnh, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

Tỉnh Long An tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai tốt các chính sách do Trung ương, địa phương ban hành, trong đó tập trung các chính sách về hỗ trợ di dời, chính sách về phòng, chống dịch bệnh. Chính sách đất đai để phát triển chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi. Đồng thời, ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

10 ngày nữa, vải thiều Thanh Hà chín sớm vào vụ thu hoạch

Các trà vải thiều Thanh Hà đều cho thu hoạch muộn hơn so với năm ngoái 10 ngày do thời tiết năm nay lạnh kéo dài.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

9 kiến nghị phát triển khoa học công nghệ ngành chăn nuôi, thủy sản

9 kiến nghị tâm huyết được đưa ra nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy KHCN trong chăn nuôi và thủy sản, hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn sản xuất.

Quảng Ngãi: Hơn 159.000 ha rừng nguy cơ cháy cao

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 159.000 ha nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.