| Hotline: 0983.970.780

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

Thứ Bảy 03/05/2025 , 17:44 (GMT+7)

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Nuôi chó thả rông - ẩn họa của những ca tử vong do bệnh dại. Ảnh: Đăng Lâm. 

Nuôi chó thả rông - ẩn họa của những ca tử vong do bệnh dại. Ảnh: Đăng Lâm. 

Theo lời kể của gia đình, trước đó khoảng 1 tuần, cháu Rmah Khin (dân tộc J’rai, sinh năm 2022) trú làng Tung Mo B, xã Ia Dreng (huyện Chư Pưh, Gia Lai) vào rẫy cùng bố mẹ tại thôn Sur A (xã Ia Ko, huyện Chư Sê, Gia Lai). Tại đây, cháu bị chó hoang cắn vào tay, tuy nhiên do chủ quan nên gia đình không đưa cháu đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vacxin phòng bệnh dại.

Đến sáng ngày 25/4, cháu Rmah Khin có các triệu chứng sốt cao, kích động, la hét, nói sảng, chán ăn kèm co giật toàn thân... Lúc này, người nhà mới đưa cháu đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Chư Pưh. Sau đó, cháu được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai để tiếp tục điều trị.

Tại đây, bệnh nhân sốt, nôn mật vàng, thở nhanh, phản xạ ánh sáng chậm, phổi ran ẩm hai bên... và được chẩn đoán suy hô hấp, co giật, dại lên cơn nên gia đình xin đưa cháu về nhà. Đến ngày 27/4, cháu Rmah Khin tử vong.

Sau khi cháu Rmah Khin tử vong, ngành y tế phối hợp với địa phương truy vết, đến nay đã xác định có 3 người phơi nhiễm, được lập danh sách theo dõi, tư vấn tiêm vacxin phòng dại.

Sau khi xảy ra sự việc, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai đã gửi công văn, thông tin trường hợp tử vong do bệnh dại và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Trong đó, Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh phối hợp với UBND xã Ia Dreng và xã Ia Ko (huyện Chư Sê) khuyến cáo người dân, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số về trường hợp tử vong do bệnh dại để phòng tránh. Đồng thời phối hợp cùng cơ quan y tế địa phương điều tra dịch tễ, hướng dẫn xử lý, điều trị dự phòng người dân khu vực có ca tử vong và khu vực xảy ra chó cắn người.

Tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó tại Gia Lai. Ảnh: ĐL. 

Tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó tại Gia Lai. Ảnh: ĐL. 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Gia Lai cũng đã đề nghị phòng nông nghiệp và môi trường các địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với UBND các xã tăng cường quản lý đàn chó, mèo; thống kê chính xác tổng đàn, số hộ nuôi, tình hình tiêm phòng vacxin dại. Phối hợp với các cơ sở y tế, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp động vật nghi nhiễm bệnh dại.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 4 trường hợp tử vong do bệnh dại tại các huyện Chư Păh, Ia Grai, Ia Pa và Chư Pưh.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.