| Hotline: 0983.970.780

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

Thứ Hai 28/04/2025 , 15:46 (GMT+7)

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ vừa ra quân triển khai chiến dịch tiêm vacxin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc năm 2025, tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi, góp phần phòng ngừa hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Theo kế hoạch trong năm 2025, ngành chăn nuôi và thú y TP. Cần Thơ đặt mục tiêu tỷ lệ tiêm phòng vacxin đạt trên 80% số gia súc trong diện tiêm. Riêng với chó, mèo, việc tiêm vacxin phòng bệnh dại cũng phải đảm bảo ít nhất 80% tổng đàn tại từng địa bàn.

TP Cần Thơ phấn đấu trong năm 2025, tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% trong tổng số gia súc thuộc diện tiêm. Ảnh: Kim Anh.

TP Cần Thơ phấn đấu trong năm 2025, tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% trong tổng số gia súc thuộc diện tiêm. Ảnh: Kim Anh.

Chiến dịch tiêm phòng năm 2025 sẽ được chia làm hai giai đoạn. Đợt 1 từ ngày 25/4-15/6/2025 và đợt 2 diễn ra từ tháng 8-11/2025. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ cũng yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức các đợt tiêm bổ sung cho đàn gia súc mới nuôi, những đàn chưa được tiêm đầy đủ, đã hết thời gian miễn dịch hoặc theo yêu cầu của người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ nhấn mạnh, một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, bền vững và tiết kiệm nhất chính là tiêm phòng định kỳ. Chi phí tiêm không cao, nhưng mang lại lợi ích lớn trong việc bảo vệ sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu rủi ro kinh tế và bảo vệ cả sức khỏe người chăn nuôi.

Để đạt hiệu quả cao, ông Nhơn đề nghị các quận, huyện chỉ đạo các xã, phường tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia tiêm phòng vacxin cho vật nuôi. Bên cạnh đó, cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh trong đàn và từ động vật sang người. Việc tiêm phòng cho chó, mèo đặc biệt quan trọng để phòng ngừa bệnh dại, mối nguy tiềm tàng cho cộng đồng.

Tiêm phòng vacxin cho gia súc là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh an toàn và hiệu quả. Ảnh: Kim Anh.

Tiêm phòng vacxin cho gia súc là một trong những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh an toàn và hiệu quả. Ảnh: Kim Anh.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ cũng lưu ý: “Sau khi đã tuyên truyền, vận động, nếu người dân vẫn không chấp hành tiêm phòng, ngành chuyên môn cần áp dụng biện pháp xử lý hành chính để tạo sức răn đe, để buộc người dân thực hiện nghiêm túc”.

Tại phường Trường Lạc, quận Ô Môn, ông Lưu Minh Bảo đang nuôi hơn 50 con heo cho biết, ngoài việc luôn tuân thủ nghiêm túc lịch tiêm phòng cho đàn heo, gia đình cũng duy trì vệ sinh chuồng trại và hạn chế người lạ ra vào. Nhờ thực hiện đầy đủ các biện pháp này, đàn heo của ông không bị các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng hay heo tai xanh trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Bảo vẫn lo ngại nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả heo Châu Phi vẫn hiện hữu. Hiện tại, TP. Cần Thơ chưa triển khai tiêm phòng cho bệnh này, do đó người chăn nuôi mong sớm có vacxin để yên tâm sản xuất.

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi và thú y TP. Cần Thơ đã có nhiều bước phát triển, đóng góp tích cực vào an ninh lương thực và nâng cao thu nhập người dân. Dù vậy, tỷ lệ tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi vẫn chưa đạt mức kỳ vọng.

Bệnh dại trên đàn chó, mèo có nguy cơ lây truyền sang người rất cao, nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Ảnh: Kim Anh.

Bệnh dại trên đàn chó, mèo có nguy cơ lây truyền sang người rất cao, nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Ảnh: Kim Anh.

Cụ thể, năm 2024, tỷ lệ tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò chỉ đạt hơn 70%; bệnh lở mồm long móng ở trâu bò đạt trên 85% và ở heo đạt 75%; bệnh heo tai xanh đạt 84%.

Riêng bệnh Dại ở chó, mèo đạt gần 90%. Đáng chú ý, tại các vùng nông thôn và ven đô, do tập quán nuôi thả rông, việc kiểm soát và tiêm phòng gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm luôn ở mức cao, đặc biệt là bệnh Dại có khả năng lây sang người rất nguy hiểm.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Vùng rốn phèn thành 'vương quốc khóm'

TIỀN GIANG Đến Tân Phước hôm nay, ấn tượng nhất là những cánh đồng khóm bạt ngàn, hút tầm mắt, nhiều nhất là các xã Hưng Thạnh, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Mỹ Phước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Quảng Bình nhân rộng sản xuất giống sắn HN1 kháng bệnh khảm

Từ các mô hình trồng thử nghiệm thành công, Quảng Bình đang triển khai nhân rộng ra sản xuất giống sắn mới HN1 kháng bệnh khảm lá, năng suất cao.

Việt Nam lần đầu lọt top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại Singapore và đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm fillet cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.