| Hotline: 0983.970.780

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

Thứ Hai 28/04/2025 , 10:56 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Trong năm 2025, toàn tỉnh Đồng Tháp ước đạt diện tích nuôi cá tra khoảng 2.630 ha với sản lượng 540.000 tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong năm 2025, toàn tỉnh Đồng Tháp ước đạt diện tích nuôi cá tra khoảng 2.630 ha với sản lượng 540.000 tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nguồn giống sạch là khâu then chốt

Là thủ phủ của ngành hàng cá tra cả nước, tỉnh Đồng Tháp đang từng bước nâng cao chất lượng con giống và thực hành nuôi cá theo hướng an toàn, bền vững.

Đằng sau mỗi con cá tra xuất khẩu mang lại hàng tỷ USD là một chuỗi quy trình nghiêm ngặt, từ công tác thú y đến kiểm dịch, tiêm vacxin, quan trắc môi trường, tất cả nhằm đảm bảo đàn cá sạch bệnh từ giống đến bàn ăn.

Theo ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp, trong năm 2025, toàn tỉnh ước đạt diện tích nuôi cá tra khoảng 2.630 ha với sản lượng lên đến 540.000 tấn.

Để đảm bảo sản phẩm cá đạt chuẩn xuất khẩu, công tác chọn lọc, chăm sóc cá giống được đặt lên hàng đầu. Tỉnh hiện có khoảng 52 cơ sở sinh sản cá tra bột, với đàn cá bố mẹ khoảng 150.000 con, sản lượng cung ứng hàng năm đạt 18 tỷ con cá tra bột và hơn 1,3 tỷ cá tra giống.

Đáng chú ý, trong năm 2024, có hơn 4,4 triệu con cá giống được tiêm vacxin phòng hai bệnh nguy hiểm là gan thận mủ và xuất huyết. Đây là nỗ lực lớn trong công tác thú y, thể hiện sự đầu tư bài bản nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh ngay từ khâu đầu vào.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất cho các cơ sở sinh sản, ương dưỡng cá tra.

Công tác quan trắc môi trường nước cũng được triển khai định kỳ hai lần mỗi tháng tại 45 điểm trên địa bàn tỉnh. Các chỉ tiêu kiểm tra gồm chất lượng nước, vi khuẩn, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo môi trường nuôi cá tra đạt chuẩn an toàn sinh học.

Đáng chú ý, tỉnh còn phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II triển khai chọn lọc và cung cấp cá bố mẹ cải thiện di truyền. Trong quý 4 năm 2024, 14 cơ sở sinh sản cá tra sẽ tiếp nhận 8.600 con cá hậu bị thế hệ thứ 4 có tốc độ tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt nền tảng để sản xuất giống chất lượng cao.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 52 cơ sở sinh sản cá tra bột, với đàn cá bố mẹ khoảng 150.000 con, sản lượng cung ứng hàng năm đạt 18 tỷ con cá tra bột và hơn 1,3 tỷ cá tra giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 52 cơ sở sinh sản cá tra bột, với đàn cá bố mẹ khoảng 150.000 con, sản lượng cung ứng hàng năm đạt 18 tỷ con cá tra bột và hơn 1,3 tỷ cá tra giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, hộ nuôi cá tra ở huyện Châu Thành, cho biết: “Trước đây chúng tôi thường nuôi cá tra theo kinh nghiệm là chính, khi cá bị bệnh thì mới báo cán bộ thú y. Giờ khác rồi, cứ mỗi lứa là được hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm, quan trắc nước ao định kỳ, thậm chí cá còn được tiêm vacxin nữa. Tốn công ban đầu nhưng yên tâm về sau vì giúp cá ít hao hụt, nuôi mau lớn và bán được giá cao”.

Bà Trần Thị Mỹ Dung, thành viên trong HTX nuôi cá tra ở huyện Cao Lãnh có 2 ha nuôi cá tra chia sẻ: Nhiều năm nay HTX nuôi cá tra theo mô hình liên kết và ký hợp đồng với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

Chính vì vậy nên phải tuân thủ quy trình thú y rất nghiêm trên đàn cá tra giống lúc thả nuôi đến xuất bán phải đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, lúc mới khi thả giống xuống ao nuôi đều có cán bộ kỹ thuật công bao tiêu kiểm tra mầm bệnh, lấy mẫu nước nhằm phát phát hiện vi khuẩn sớm, xử lý kịp sẽ làm giảm thiệt hại về sau.

“Nuôi cá tra giờ giống như nuôi con nhỏ của mình, phải chăm sóc từ đầu mới mong có đầu ra ổn định”, bà Trần Thị Mỹ Dung nói.

Chuỗi liên kết nền tảng của truy xuất nguồn gốc

Mô hình liên kết sản xuất giữa các cơ sở sinh sản, ương dưỡng, doanh nghiệp nuôi cá tra thương phẩm đã hình thành vững chắc ở Đồng Tháp. Từ đầu năm đến nay có 38 cơ sở sinh sản liên kết với 25 cơ sở ương dưỡng, sản xuất 4 tỷ con cá bột và cung cấp 100 triệu con cá giống cho vùng nuôi thương phẩm.

Việc ký kết hợp đồng có hiệu lực đến 12 tháng giữa các bên giúp đảm bảo ổn định về giá cả, quy cách con giống, tỷ lệ dị hình và trách nhiệm bảo hành sau khi thả nuôi. Đây là cơ sở quan trọng giúp con cá tra đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm khi xuất khẩu.

Đằng sau mỗi con cá tra xuất khẩu mang lại hàng tỷ USD là một chuỗi quy trình nghiêm ngặt, từ công tác thú y đến kiểm dịch, tiêm vacxin, quan trắc môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đằng sau mỗi con cá tra xuất khẩu mang lại hàng tỷ USD là một chuỗi quy trình nghiêm ngặt, từ công tác thú y đến kiểm dịch, tiêm vacxin, quan trắc môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng phòng Xuất khẩu - Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản Đồng Tháp cho biết: Khách hàng quốc tế ngày càng quan tâm đến truy xuất nguồn gốc. Họ muốn biết con cá này nuôi ở đâu, có tiêm vacxin gì, có phát hiện bệnh không. Nhờ hệ thống thú y của tỉnh làm chặt từ khâu giống đến khi thu hoạch, chúng tôi mới tự tin quảng bá cá sạch, cá chuẩn đến các thị trường khó tính.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho biết: Tỉnh đang chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư công trung hạn 2025 - 2030 với Dự án “Liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao” quy mô 469 ha tại các huyện Cao Lãnh, Tân Hồng, Lấp Vò, Châu Thành và TP. Hồng Ngự. Dự án nhằm hoàn chỉnh hạ tầng cho 4 vùng sản xuất giống tập trung, đảm bảo điều kiện kỹ thuật và sinh học khắt khe nhất phục vụ cho phát triển bền vững ngành hàng cá tra.

Ngoài ra, tỉnh còn triển khai Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp, hợp tác với Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II tổ chức đào tạo kỹ thuật cho các đơn vị cấp 2 và cấp 3, giúp quy trình từ cá bố mẹ đến cá bột và cá giống được chuẩn hóa.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.