| Hotline: 0983.970.780

Phân nhả chậm bọc dầu Neem ở Ấn Độ

Thứ Sáu 27/05/2016 , 06:03 (GMT+7)

Dầu neem là gì? Dầu neem là loại dầu được chiết xuất từ cây neem (còn gọi là cây xoan Ấn Độ). Gọi là cây xoan vì dạng cây, kiểu ra hoa và cho quả giống cây xoan ở Việt Nam…

Ở Việt Nam cây xoan có nơi gọi là cây sầu đông. Vì đến mùa đông lá cây bị rụng, chỉ còn lại thân, cành trơ trụi. Còn cây neem mọc hoang và được trồng rộng rãi ở Ấn Độ nên có tên là cây xoan Ấn Độ…

Ngày nay Việt Nam đã nhập nội và trồng nhiều ở Ninh Thuận cũng như rải rác ở một số nơi khác. Cây neem có khả năng trồng rộng rãi trên nhiều loại đất, kể cả các vùng khô cằn, vùng đất đồi núi hay cát biển. Tuy nhiên nếu được trồng ở vùng đất tốt,chăm sóc tốt thì sẽ cho năng suất sinh khối và hoa quả cao hơn vùng khô cằn rất nhiều. Cây này có tên khoa học là Azadiracta Indica A.Juss.

Cây Neem được phát hiện là cây có nhiều lợi ích trong việc sử dụng làm thuốc để chữa nhiều bệnh cho người như các bệnh trên da bao gồm mụn trứng cá, bệnh lở loét, da nhăn nheo, da bị khô, bệnh vẫy nến, đầu bị gàu, bệnh đái tháo đường, viêm gan, viên loét dạ dày và ruột, bệnh táo bón, đau nhức mình mẩy. Dầu và bột lá neem cũng dùng để chữa trị nhiều bệnh cho gia súc, gia cầm cũng như dùng làm thuốc trừ côn trùng, bệnh cây rất có hiệu quả.

Tuy nhiên, ở Ấn Độ ngày nay khai thác cây neem chủ yếu để bọc phân đạm làm phân nhả chậm là chính. Vì Ấn Độ là nước có diện tích đất nông nghiệp lớn thứ 2 trên thế giới, hàng năm sử dụng hàng chục triệu tấn phân đạm để bón cho cây, tỷ lệ thất thoát rất lớn, làm giảm năng suất, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Vì vậy, Chính phủ Ấn Độ ngay từ những thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ trước, đã ban hành các chính sách quản lý mặt hàng phân bón rất chặt chẽ về chất lượng và giá cả. Từ những năm 70 - 80, Ấn Độ đã trở thành quốc gia sản xuất phân bón đứng thứ 3 và tiêu thụ phân bón xếp hạng thứ 2 trên thế giới.

Cũng từ đó Chính phủ phải gánh vác phần trợ giá nặng nề để giữ giá phân bón ở mức thấp cho người tiêu thụ. Nhưng từ những năm 1990 thì Chính phủ có chính sách hạ mức trợ giá phân bón xuống, nới lỏng kiểm soát phân P và K mà tập trung vào kiểm soát, sử dụng cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng.

Từ những năm 1970, các nhà khoa học Ấn Độ đã báo cáo các đặc điểm kìm hãm quá trình nitrit hóa của dầu neem đối với phân đạm và đến năm 1983 đã phát triển công nghệ bọc ure bằng bánh dầu neem.

Trong những năm 1980 và 1990 rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính ưu việt của phân đạm bọc dầu neem so với phân ure thông thường. Đồng thời nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả nông học của ure bọc nimin (neem).

Từ năm 2005 trở đi chính phủ tập trung chỉ đạo vào hướng sử dụng cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng và cũng khuyến khích sử dụng dầu neem để bọc phân N, nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm trên cả nước.

Theo đó, Chính phủ cũng tập trung khuyến khích vào công nghệ sản xuất ure bọc dầu neem là chính. Nhận thức được lợi ích của phân đạm bọc ure nên Chính phủ cho phép các nhà máy sản xuất phân ure được bao giá dầu neem vào sản phẩm của họ và cho phép giá bán ra chỉ cao hơn 5% so với giá phân ure trên thị trường.

Nhờ vậy mà ở Ấn Độ từ năm 2008 - 2009 cho đến năm 2014 - 2015, phân ure bọc dầu neem sản xuất ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết bấy nhiêu.

Ví dụ, niên vụ 2008 - 2009 sản xuất được 293.000 tấn thì tiêu thụ là 296.000 tấn. Niên vụ 2014 - 2015 sản xuất được 8.415.000 tấn thì tiêu thụ hết 8.369.000 tấn. Có lẽ nhờ vậy mà từ tháng 5/2015, Chính phủ đã có chỉ thị sản xuất 100% loại phân ure bọc dầu neem, kể cà loại ure nhập khẩu. Và chỉ thị này phải được thực hiện trong vòng 6 tháng sau khi được ký.

Về lợi ích của phân ure bọc dầu neem được tóm tắt như sau:

- Sử dụng phân ure bọc dầu neem làm cải thiện năng suất 5 - 10%.

- Tỷ lệ lợi nhuận cao.

- Cải thiện được hiệu quả sử dụng chất đạm và mang lại lợi ích to lớn cho môi trường.

- Chính sách của Chính phủ đạt được 2 mục tiêu lớn là cải thiện được hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng trong sản xuất nông nghiệp và cắt bỏ được việc trợ giá cho cây phi nông nghiệp.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chi hơn 144 tỷ đồng phòng, chống dịch bệnh động vật

HẢI PHÒNG Từ năm 2015 đến nay, Hải Phòng đã ban hành tới 27 văn bản để cụ thể hóa Luật Thú y 2015 và dành hàng trăm tỷ đồng để phòng, chống dịch bệnh hàng năm.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Những giống cây trồng biến bất lợi thành lợi thế

Trong bối cảnh nông nghiệp Nam Trung bộ đang gặp bất lợi do biến đổi khí hậu, ASISOV đã chọn tạo nhiều giống cây trồng thích ứng, biến bất lợi thành lợi thế.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài 3] Tạo động lực từ chính sách

Để nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến vùng biển xa phát triển thì rất cần cơ chế chính sách để người người dân, doanh nghiệp an tâm đầu tư.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.