| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang sản xuất và ương dưỡng hơn 62,6 tỷ con giống thủy sản

Thứ Tư 21/05/2025 , 09:40 (GMT+7)

Là tỉnh phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản, năm 2025 Kiên Giang cần sản xuất và ương dưỡng hơn 62,6 tỷ con giống thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu thả nuôi.

Ông Phù Vĩnh Thái, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2025, tỉnh có kế hoạch nuôi trồng thủy sản với diện tích 325.000 ha, các đối tượng nuôi chính gồm: tôm nuôi nước lợ, cua biển, cá nuôi lồng bè (nuôi biển), nhuyễn thể thai mảnh vỏ và một số loài thủy sản nước ngọt khác.

Kiên Giang có nhu cầu con giống thủy sản lên đến hơn 62,6 tỷ con, phần lớn vẫn phải nhập từ nơi khác về ương dưỡng để cung cấp cho người dân thả nuôi. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang có nhu cầu con giống thủy sản lên đến hơn 62,6 tỷ con, phần lớn vẫn phải nhập từ nơi khác về ương dưỡng để cung cấp cho người dân thả nuôi. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đó, nhu cầu con giống thủy sản cho thả nuôi là hơn 62,6 tỷ con. Khả năng sản xuất nội tỉnh, gồm: tôm sú giống 500 triệu con, tôm thẻ chân trắng 3.200 triệu con, cua biển: 210 triệu con, tôm càng xanh 30 triệu con. Ương dưỡng khoảng hơn 58,7 tỷ con.

Các loại giống ương dưỡng chủ yếu được nhập từ các tỉnh ngoài về để phục vụ sản xuất của người dân.

Tính đến cuối tháng 4/2025, tổng số con giống thủy sản đã sản xuất và ương dưỡng được gần 46,3 tỷ con. Nhìn chung, tiến độ sản xuất và ương dưỡng con giống đảm bảo theo nhu cầu thả nuôi của ngư dân, phù hợp với mùa vụ của từng đối tượng nuôi.

Xem thêm
Những công nghệ hiện đại nhất đang được ứng dụng vào ngành chăn nuôi heo

ĐỒNG NAI Ngành chăn nuôi heo đối mặt thách thức tái cấu trúc toàn diện để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, truy xuất và mở rộng thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Cơ chế đã có, giết mổ tập trung vẫn gặp khó

Cơ chế hỗ trợ cơ sở giết mổ tập trung đã có, nhưng từ doanh nghiệp đến các tiểu thương ở Sơn La vẫn không mấy mặn mà do lợi ích không đảm bảo.

Rừng luồng trụi lá vì châu chấu phá hại

QUẢNG BÌNH Những rừng luồng lấy măng ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) bị châu chấu phá hại trụi lá, chỉ còn trơ cành, nông dân thất thu vụ măng năm nay.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Cúc Phương tiên phong khai thác giá trị Vườn quốc gia

Cúc Phương không chỉ là Vườn quốc gia đầu tiên mà còn là biểu tượng của sự tiên phong, tự cường trong nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học, đồng thời bước đầu khai thác được các giá trị tự nhiên thông qua nhiều hoạt động khác nhau.

Bình luận mới nhất