| Hotline: 0983.970.780

Ông Lập nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học

Thứ Sáu 27/10/2023 , 12:22 (GMT+7)

Mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng an toàn sinh học ở Hậu Giang gắn với liên kết chuỗi giá trị đã góp phần quản lý hiệu quả dịch bệnh.

Mỗi tháng ông cung cấp khoảng 1.000 con giống cho các hộ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Kiều Trang.

Mỗi tháng ông cung cấp khoảng 1.000 con giống cho các hộ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Thái Thành Lập, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có nguồn thu nhập ổn định nhờ tham gia mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai.

Được sự hướng dẫn kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tháng 8/2022 ông Lập mạnh dạn mua 200 con gà Ai Cập về nuôi. Sau hơn 4 tháng chăm sóc, đàn gà bắt đầu sinh sản với sản lượng trứng khoảng 170 - 180 trứng/ngày, cao hơn 30% so với sản lượng cho trứng của gà thả vườn. 

Nhận thấy bán gà giống mang lại lợi nhuận cao hơn, ông Lập quyết định chọn 120 con gà mái đủ tiêu chuẩn lấy trứng và đầu tư thêm 3 lò ấp trứng để vừa bán trứng vừa bán con giống. Từ tháng 8/2023 gà bắt đầu cho trứng ổn định, mỗi tháng ông cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 con giống, chủ yếu các hộ nuôi trong và ngoài tỉnh như: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp... lợi nhuận hơn 16 triệu đồng/tháng.

Ông Thái Thành Lập đầu tư 3 lò ấp trứng để bán con giống. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Thái Thành Lập đầu tư 3 lò ấp trứng để bán con giống. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Lập chia sẻ, nhờ việc chọn đúng giống, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh. Nhất là ứng dụng đệm sinh học, đã giúp mô hình của gia đình giảm chi phí đầu tư đáng kể, đồng thời cung cấp cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng.

Nói về phương pháp chăn nuôi truyền thống, ông Lập cho rằng, gà hay mắc các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa, tỷ lệ hao hụt cao. Ngoài ra, phân gà không được xử lý tốt gây ô nhiễm môi trường và dễ lây lan dịch bệnh. 

Từ khi chuyển sang mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đã tạo ra giải pháp hiệu quả giúp hộ chăn nuôi như ông giải quyết khó khăn trên. Việc ứng dụng đệm lót sinh học cũng góp phần đáng kể hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đệm lót sinh học dễ thực hiện, chi phí thấp, chỉ cần tạo nền trấu khoảng 10 - 15cm trên nền xi măng hoặc đất, sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót để phân hủy phân gà. Đệm lót giúp chuồng gà khô thoáng, hạn chế mùi hôi và tránh lây lan mầm bệnh. Sau một thời gian nuôi khoảng 3 - 4 tuần, ông Lập tiến hành thay chất độn của đệm lót, chất thải của đệm lót này có thể dùng làm phân hữu cơ để bón cây. 

Đệm lót sinh học là giải pháp hiệu quả giúp chuồng gà khô thoát, tránh lây lan mầm bệnh. Ảnh: Kiều Trang.

Đệm lót sinh học là giải pháp hiệu quả giúp chuồng gà khô thoát, tránh lây lan mầm bệnh. Ảnh: Kiều Trang.

Ngoài ra, chuồng gà được xây ở hướng đông nam đón nắng sáng, có mái và rèm che để tránh côn trùng lây bệnh. Khoanh vùng khu vực thả gà gần chuồng, ban ngày cho gà ra ngoài ăn, uống và tắm nắng. Do gà được thả trong phạm vi nhất định nên việc kiểm soát mầm bệnh dễ dàng thông qua việc định kỳ mỗi tuần phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng, vệ sinh dụng cụ máng ăn và uống.

Bên cạnh đó, ông Lập cũng thực hiện tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như: Cúm gia cầm, hen gà, bạch lỵ, ký sinh trùng đường máu... Bổ sung các loại vitamin vào thức ăn hàng tuần cũng là giải pháp hiệu quả quản lý tốt dịch bệnh cho đàn gà khi thời tiết thay đổi, qua đó giúp gà tăng sức đề kháng, hạn chế sử dụng kháng sinh.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, bổ sung các loại vitamin vào thức ăn hàng tuần và khi thời tiết thay đổi, nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hạn chế sử dụng kháng sinh. Ảnh: Kiều Trang.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, bổ sung các loại vitamin vào thức ăn hàng tuần và khi thời tiết thay đổi, nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hạn chế sử dụng kháng sinh. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Nguyễn Hoàng Chiến, Phó trưởng Phòng Kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang) thông tin, mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học được triển khai từ tháng 4/2022 cho 20 hộ chăn nuôi của 2 huyện Long Mỹ và Vị Thủy.

Với mục tiêu từng bước chuyển hướng mô hình nuôi gia cầm nhỏ lẻ sang nuôi tập trung nhằm quản lý tốt dịch bệnh. Nhất là dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh, từ đó giảm chi phí thuốc thú y, tăng năng suất và lợi nhuận cho bà con, ước tính lợi nhuận mô hình mang lại cho người chăn nuôi cao hơn 10 - 15% so với nuôi gà ta thả vườn.

Hiện sản phẩm trứng gà chăn nuôi từ mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học đã được đăng ký mã vùng sản xuất và đóng bao bì, dán mã QR phục vụ truy xuất nguồn gốc và được niêm yết trên trên website: nongsanhaugiang.com.vn. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng được hướng dẫn và thực hiện ghi chép đầy đủ nhật ký điện tử, nhằm truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu phát triển xa hơn.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.