| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ngựa bạch vừa nhàn lại lãi lớn

Chủ Nhật 03/12/2023 , 06:59 (GMT+7)

Một con ngựa bạch trưởng thành có giá hơn 50 triệu đồng, nhiều nông hộ ở Bắc Kạn thu hàng trăm triệu. Nuôi ngựa bạch ngày càng phát triển tại địa phương này.

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, đất sản xuất ít, mùa khô hạn thường xuyên thiếu nước nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn.

Hàng năm, sau khi vụ mùa kết thúc đồng lúa hầu hết không thể sản xuất do thiếu nước, người dân ít việc làm.

Tứ bề giáp núi, Vũ Muộn có lợi thế về chăn nuôi gia súc, ngoài trâu, bò, mấy năm gần đây nuôi ngựa bạch đang thu hút người dân tham gia.

Trên con đường đèo ngoằn ngoèo vào xã Vụ Muộn, nhiều đàn ngựa bạch được người dân chăn thả tung tăng ở ven đường.

Ông Đinh Quang Quỳnh (xã Vũ Muộn) đã từng bán một con ngựa bạch với giá hơn 80 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Đinh Quang Quỳnh (xã Vũ Muộn) đã từng bán một con ngựa bạch với giá hơn 80 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Đinh Quang Quỳnh, thôn Chóc Vẻn (xã Vũ Muộn) vừa lấy cỏ cho ngựa vừa hồ hởi giới thiệu với chúng tôi, vừa rồi đã bán đi 2 con thu về mấy chục triệu, hiện chỉ còn 9 con.

Cả con nhỏ lẫn con trưởng thành đàn ngựa bạch có giá trị trên 300.000.000 đồng. Năm nay giá thấp hơn, năm ngoái bán một con ngựa bạch cái bán được 80 triệu.

Với người dân ở nông thôn đàn ngựa là cả gia tài, bán một con có thể mua được xe máy, bán cả đàn xây được nhà kiên cố.

Trong mạch câu chuyện, ông Quỳnh cho rằng, nuôi ngựa bạch hiệu quả hơn nhiều so với nuôi lợn, nuôi bò. Giống ngựa bạch có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, ngoài ăn thức ăn trong tự nhiên có thể trồng cỏ, trồng ngô để bổ sung.

Đồng Lạc là xã thuần nông của huyện Chợ Đồn, với đất đai rộng, ngoài trồng trọt, chăn nuôi là thế mạnh của địa phương.

Nhận thấy khí hậu, đất đai phù hợp, bốn năm gần đây ông Hoàng Ngọc Hòa (xã Đồng Lạc) nuôi ngựa bạch. Không như nhiều gia đình nuôi chăn thả ăn cỏ trong tự nhiên, ông Hòa làm chuồng trại nuôi nhốt.

Để có thức ăn, ông trồng hơn 1.000m2 cỏ voi, trồng thêm cây chuối, đất soi bãi trồng ngô để bổ sung thức ăn tinh. Trung bình trong chuồng của ông Hòa lúc nào cũng có khoảng 10 con ngựa.

Ông Hòa cho biết, lúc thấp nhất, giá ngựa bạch trên thị trường từ 25 đến 30 triệu đồng/con. Ngựa bạch cái trưởng thành có giá hơn 50 triệu đồng.

Năm 2023, giá bán ngựa bạch giảm so với những năm trước nhưng vẫn cho thu nhập cao hơn so với những loại vật nuôi khác.

“Khi thị trường chững lại, mình tập trung nuôi sinh sản phát triển đàn chờ lên giá. Lợi thế nuôi ngựa là thức ăn gia đình có thể chủ động, ngoài trồng cỏ có thể tích trữ rơm để dùng trong mùa đông”, ông Hòa cho biết thêm.  

Những năm gần đây, xã Đồng Lạc có khoảng 20 hộ thường xuyên nuôi ngựa bạch, trung bình mỗi hộ có 5 đến 7 con, hộ nhiều vài chục con.

Địa phương cũng đang khuyến khích người dân phát triển tổng đàn, về lâu dài có thể thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi ngựa bạch.

Nuôi ngựa bạch vừa tận dụng thức ăn trong tự nhiên vừa trồng cỏ và bổ sung thức ăn tinh. Ảnh: Ngọc Tú. 

Nuôi ngựa bạch vừa tận dụng thức ăn trong tự nhiên vừa trồng cỏ và bổ sung thức ăn tinh. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hiện nay, chính quyền nhiều nơi hỗ trợ các hộ vay vốn, dùng ngân sách dự án giảm nghèo, nông thôn mới để xây dựng các mô hình nuôi ngựa bạch.

Bà Phạm Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn) cho biết, xã có diện tích đồng cỏ tương đối lớn rất phù hợp chăn nuôi đại gia súc, trong đó có ngựa bạch. Hiện, trong xã cũng có hàng chục hộ nuôi, ngoài ra các xã lân cận người dân cũng nuôi khá nhiều.

Với xã Thượng Quan, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít nên chăn nuôi là thế mạnh, vài năm gần đây chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả cao nên xã cũng đang khuyến khích phát triển.

Tại Bắc Kạn, nuôi ngựa bạch phát triển tại các huyện Na Rì, Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm, đa số các hộ nuôi nhỏ lẻ, chăn thả tận dụng đồng cỏ tự nhiên.

Ngựa bạch có giá bán cao khá ổn định, được thị trường ưu chuộng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ngựa bạch có giá bán cao khá ổn định, được thị trường ưu chuộng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Dù nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả cao nhưng chủ yếu do người dân nuôi tự phát chưa thành lập các tổ hay hợp tác xã nên chưa có liên kết từ nuôi đến tiêu thụ.

Nguồn giống chủ yếu mua bán giữa người dân, mua với tư thương nên rất khó kiểm soát chất lượng và an toàn dịch bệnh.

Để phát triển bền vững, các địa phương đang tích cực hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vay vốn phát triển đàn, đầu tư chuồng trại.

Xem thêm
Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất