| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi ngựa hàng hóa phát triển kinh tế hộ gia đình

Thứ Bảy 09/12/2023 , 12:02 (GMT+7)

Chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hóa đang mang lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho bà con vùng cao Bát Xát (Lào Cai).

Chăn nuôi ngựa hàng hóa đang là hướng phát triển cho bà con vùng cao Bát Xát (Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Chăn nuôi ngựa hàng hóa đang là hướng phát triển cho bà con vùng cao Bát Xát (Lào Cai). Ảnh: H.Đ.

Cùng với các giống cây ăn quả, huyện Bát Xát đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nuôi, phát triển đàn ngựa hàng hoá. 

Ông Lê Công Giang ở thôn Tân Long, xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, Lào Cai) nhờ được vay vốn từ ngân hàng đã đối ứng để mua 14 con ngựa giống về nuôi sinh sản. 

"Trước kia tôi nuôi dê, nuôi lợn nhưng dịch bệnh nên không thấy hiệu quả. Sau đó, tôi chuyển sang nuôi ngựa, thấy chăm con ngựa cũng không khó. Con ngựa cũng ít dịch bệnh hơn các loại khác mà có giá trị kinh tế cao hơn nuôi gia súc, gia cầm khác", ông Lê Công Giang nói.

Tương tự bà Lưu Thị Phượng cùng thôn Tân Long cho rằng, nuôi ngựa mặc dù không vất vả nhưng khâu chăm sóc và phòng bệnh cần phải chú ý nhất là đối với ngựa sinh sản. 

"Ngoài cỏ tôi bổ sung thêm thóc, ngô vào khẩu phần ăn cho ngựa để con ngựa tăng sức đề kháng nhất là vào mùa đông. Khi mới nuôi con ngựa thì thấy khó vì chưa đảm bảo nguồn thức ăn. Qua mấy tháng thì thấy nhàn, ngựa vốn to vậy thôi nhưng trưởng thành đạt hiệu quả hơn con khác, muốn nó béo tốt cho ăn thêm chất bột thôi chứ không ngựa chỉ ăn cỏ, uống nước lã như trước kia", bà Lưu Thị Phượng nói.

Xã Cốc Mỳ hiện có 14 hộ dân tham gia dự án phát triển đàn ngựa hàng hoá. Từ 108 con ở thời điểm năm 2021, hiện tổng đàn ngựa tại địa phương đã lên 234 con.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn ngựa, chính quyền địa phương đã tuyên truyền nhân dân mở rộng, phát triển diện tích trồng cỏ lên 20ha. Đồng thời, hướng dẫn người dân cách xây lò ủ cỏ và các phế phẩm nông nghiệp để làm thức ăn dự trữ cho ngựa trong mùa đông. 

Ông Trần Văn Đằng, Bí thư Đảng uỷ xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, Lào Cai) cho biết, ngoài hỗ trợ lãi suất 50% theo Đề án 01 của Huyện uỷ Bát Xát chúng tôi cũng đang triển khai Nghị định 28 của Chính phủ để hỗ trợ nhân dân khu vực khó khăn vay vốn, hỗ trợ lãi suất. Đây là điều kiện rất tốt để Nhân dân như xã Cốc Mỳ phát triển kinh tế. Đàn ngựa hiện phát triển rất tốt, nhất là ở các thôn vùng cao.

Với giá bán 20 triệu đồng cho 1 con ngựa giống 1 năm tuổi, ngựa trưởng thành có giá từ 30-40 triệu đồng 1 con, ngựa đang là con giống có giá trị cao hơn nhiều so với bò và trâu...

Bà con vùng cao trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho ngựa. Ảnh: H.Đ.

Bà con vùng cao trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho ngựa. Ảnh: H.Đ.

Bên cạnh xã Cốc Mỳ, một số xã đã phát triển tốt đàn ngựa hàng hóa. Tại xã Sàng Ma Sáo, có 17 hộ dân tham gia thực hiện nuôi ngựa theo Đề án số 01, với tổng kinh phí gần 2,9 tỷ đồng. Từ số vốn vay, các hộ dân đã mua đủ số lượng 170 con ngựa, được hỗ trợ làm mới 34 chuồng trại nuôi nhốt; trồng mới 8,5 ha cỏ VA06. Sau 3 năm thực hiện Đề án nuôi ngựa của 17 hộ, số lượng đàn ngựa đã tăng lên 270 con.

Trong khi đó, xã Mường Hum chăn nuôi ngựa hàng hóa tập trung triển khai tại các thôn Mường Hum, Piềng Láo, Ky Quan San. Đến nay tổng đàn ngựa trên địa bàn xã đạt trên 370 con. UBND xã Mường Hum tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân áp dụng kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để đảm bảo phòng chống dịch bệnh, phòng tránh thiệt hại cho người sản xuất. 

Huyện Bát Xát đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ mở rộng quy mô phát triển dự án chăn nuôi ngựa hàng hoá thêm 3.000 con.

Bát Xát sẽ hình thành 1 cơ sở chăn nuôi tập trung gắn với chế biến, sản xuất các sản phẩm từ ngựa như: thịt, giò, cao ngựa và ngựa giống... mang thương hiệu địa phương.

Với mục tiêu này, Bát Xát khuyến khích các tập thể, cá nhân phát triển chăn nuôi  hàng hóa tập trung gắn với trồng cỏ, chế biến và dự trữ đủ nguồn thức ăn thô, xanh cung cấp cho đàn ngựa.

Mỗi xã thành lập 1 tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chăn nuôi ngựa. Các hộ tham gia dự án phát triển đàn ngựa hàng hóa sẽ được ngân sách huyện, vốn xã hội hóa hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.