| Hotline: 0983.970.780

Nuôi hàu vốn ít, dễ tiêu thụ

Thứ Tư 20/05/2020 , 09:15 (GMT+7)

Giống hàu Thái Bình Dương sản xuất tại địa phương có chất lượng, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao, không phải đầu tư thức ăn và thị trường ổn định.

Nông dân kiểm tra hàu nuôi.

Nông dân kiểm tra hàu nuôi.

Hàu Thái Bình Dương đang được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các xã Long Sơn, phường 12, phường Rạch Dừa - thành phố Vũng Tàu; Xã Phước Tỉnh - huyện Long Điền; các phường Phước Hòa, phường Phú Mỹ - thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thả nuôi thương phẩm.

Trước năm 2014 tại khu vực sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, các hộ nuôi hàu chỉ sử dụng con giống tự nhiên, được gọi là hàu bản địa. Hàng năm cứ vào khoảng tháng 1, người nuôi sử dụng các vật bám như tấm Fibro-xi măng, lốp xe thả xuống nước để hàu giống tự nhiên bám.

Từ khi nhìn thấy có hàu bám đến khi thu hoạch khoảng 12- 18 tháng. Theo thời gian, môi trường bị ô nhiễm nên mật độ hàu bám không cao, thậm chí không thấy hàu bám vào vật bám.

Biết việc nuôi hàu Thái Bình Dương sử dụng con giống nhân tạo đang phát triển mạnh và có hiệu quả kinh tế ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

Một số cơ sở sản xuất tôm giống nằm trên đường Chi Lăng, phường 12, TP Vũng Tàu nghiên cứu chuyển sang sản xuất hàu giống và thả nuôi thực nghiệm trên các bè cá.

Qua những lần khảo sát, nhận thấy việc nuôi hàu Thái Bình Dương trên các cửa sông thuộc khu vực xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu hiệu quả hơn so với hàu bản địa.

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ứng dụng xây dựng mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương, quy mô 2.000 dây hàu giống tại bè chị Vũ Thị Giang, khu Gò Găng, thôn 9, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Sau 7 tháng nuôi tỷ lệ sống hàu đạt 60%, trọng lượng trung bình 20 con/kg, sản lượng 4.100kg.

Kết thúc mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức buổi hội thảo đầu bờ về kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương cho những hộ nuôi trồng hải sản trên địa bàn xã Long Sơn và các vùng lân cận.

Qua buổi hội thảo và tham quan thực tế tại mô hình. Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả rõ rệt, một số hộ ứng dụng kết hợp nuôi hàu trên bè cá, một số hộ bắt đầu bỏ dần mô hình nuôi hàu lá truyền thống chuyển sang đóng bè nuôi hàu Thái Bình Dương.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, nuôi hàu Thái Bình Dương phát triển mạnh không chỉ ở vùng nuôi sông Chà Và, vàm Ông Tố, sông Gò Găng thuộc xã Long Sơn mà phát triển qua các phường 12 và phường Rạch Dừa - thành phố Vũng Tàu; Xã Phước Tỉnh - huyện Long Điền; các phường Phước Hòa, phường Phú Mỹ - thị xã Phú Mỹ.

Theo các chủ trại sản xuất hàu giống, hiện toàn tỉnh có khoảng 120 hộ thả nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương, diện tích trung bình khoảng 2.000m2/hộ, sản lượng hàu thương phẩm hàng năm khoảng 2.000 tấn (loại 20-30con/kg); Có 7 cơ sở sản xuất hàu giống.

Mỗi năm cung cấp cho người nuôi hàu thương phẩm khoảng 10 triệu giá thể có hàu giống bám (vật bám). Mỗi vật bám có từ 30-50 cá thể hàu bám.

Nguồn bố mẹ cho sinh sản hoàn toàn chủ động tại địa phương, kết hợp thêm nguồn bố mẹ ở Quảng Ninh, Nha Trang để tránh hiện tượng lai cận huyết.

Cũng như các loài nhuyễn thể khác, hàu Thái Bình Dương sử dụng thức ăn bằng phương pháp lọc góp phần làm sạch môi trường nước. Hàu Thái Bình Dương lớn nhanh, tỷ lệ thịt so với khối lượng vỏ cao hơn nhiều so với hàu cửa sông, thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả phù hợp.

Nuôi hàu Thái Bình Dương treo trên bè đơn hoặc treo kết hợp trên bè nuôi cá, vốn đầu tư không nhiều, không phải cung cấp thức ăn. Có thể chia thả nuôi cuốn chiếu nhiều đợt, hàu thương phẩm thu hoạch quanh năm.

Có thể thấy, nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương đang là hướng đi mới của bà con trong những năm gần đây. Bởi vậy các nhà chuyên môn cần sớm có định hướng phát triển, quy hoạch vùng nuôi để giúp nghề nuôi hàu phát triển bền vững.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.