| Hotline: 0983.970.780

Hành trình từ kính hiển vi lên bàn ăn của con hàu Thái Bình Dương

Thứ Năm 05/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Sau 7-8 tháng sinh trưởng, từ những hạt nhỏ li ti, những con hàu Thái Bình Dương trưởng thành, béo ngậy, đầy dinh dưỡng và trở thành đặc sản trong các món hải sản.

Khi đến thăm Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc tại đảo Cát Bà, Hải Phòng, chúng tôi có dịp tìm hiểu về quá trình sinh trưởng của hàu Thái Bình Dương, được nhân giống thành công và nuôi rộng rãi ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là Hải Phòng, Quảng Ninh.

Trong ảnh là những con hàu giống mới vài ngày tuổi, phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy rõ. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại trung tâm, hàu Thái Bình Dương giống được nghiên cứu, ương đến khi bám chắc vào các giá thể mới đem bán cho người nuôi. Trước khi bám vào giá thể, hàu giống chỉ li ti như những hạt bụi trong nước, rất khó quan sát. Ảnh: Tùng Đinh.
Giá thể làm chỗ bám cho hàu giống thường được tận dụng từ vỏ hàu trưởng thành sau khi khai thác ruột. Đây là sáng kiến không những giúp tận dụng nguồn vỏ thải có sẵn, giá rẻ mà còn bảo vệ môi trường, giảm chi phí tiêu hủy vỏ sò sau khi khai thác. Ảnh: Tùng Đinh.
Cận cảnh hàu giống bám lên giá thể, hình ảnh được chụp khi hàu được khoảng 10 ngày tuổi, đây mới chỉ là giai đoạn đầu trong quá trình nuôi hàu thương phẩm. Mỗi vỏ hàu giá thể này có đến hàng trăm con hàu giống bám vào cả 2 mặt, tuy nhiên, khi trưởng thành mật độ của chúng không dày đặc như vậy nữa. Ảnh: Tùng Đinh.
Bể thả giá thể nuôi hàu giống. Trong quá trình nuôi hàu giống, giá thể được đặt với mật độ cao, hàu giống bơi trong bể, bám tự do vào các giá thể. Do còn yếu, giai đoạn này hàu giống được bổ sung thức ăn liên tục và chúng ăn tảo biển. Ảnh: Tùng Đinh.
Tại Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Bắc, thức ăn cho hàu giống được chuẩn bị trong một phòng nuôi riêng. Trong phòng này có nhiều loại tảo khác nhau nhưng dễ dàng phân biệt bởi màu xanh và nâu, có mùi chua đặc trưng và được duy trì ở nhiệt độ lạnh để tảo sinh trưởng trong tầm kiểm soát. Các loại tảo này được nuôi với mật độ cao, khi đem cho hàu ăn sẽ phải hòa loãng. Ảnh: Tùng Đinh.
Sau khi được tuyển chọn, hàu giống được vận chuyển ra các vùng biển xa, lặng gió, sạch để nuôi thả. Hiện có 2 hình thức nuôi phổ biến nhất đối với hàu Thái Bình Dương, đầu tiên là nuôi bè tre như trong ảnh. Mỗi thanh tre dài khoảng 8-10m, trên đó treo các dây giá thể, mỗi dây có khoảng 4-6 giá thể, cách nhau 20-30cm tùy theo chủ bè. Đây là hình thức nuôi sơ khai đang dần bị thay thế ở các hộ nuôi quy mô lớn. Ảnh: Tùng Đinh.
Phương pháp nuôi mới đang được áp dụng nhiều hiện nay là nuôi bằng dây phao. Mỗi dây như trong ảnh dài khoảng 200-250m và cũng treo giá thể cách nhau 20-30cm như bè tre, dùng phao xốp để giữ nổi và 2 đầu dây được treo vào cọc để định vị. Do được nuôi trong các vùng vịnh lặng gió, lặng sóng nên các mô hình nuôi này ít bị thời tiết đe dọa. Ảnh: Tùng Đinh.
Trong quá trình sinh trưởng, những con hàu giống lọc nước biển ăn tảo và tăng kích cỡ nhưng vẫn bám xung quanh giá thể gốc. Do đặc điểm sinh dọc của hàu Thái Bình Dương, các dây treo chỉ dài khoảng 40-50cm dưới mặt nước do ở độ sâu lớn hơn, hàu sẽ không kiếm được thức ăn, không lớn được và lãng phí giống. Ảnh: Tùng Đinh
Quá trình nuôi hàu Thái Bình Dương kéo dài từ 7-8 tháng. Sau khi đạt kích thước, quá trình thu hoạch hàu được thực hiện rất đơn giản, chỉ cắt dây treo, kéo từng chùm hàu lên rồi tách và phân loại ngay trên biển trước khi đưa vào đất liền xịt rửa và phân loại kỹ hơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong ảnh là những chùm hàu khoảng 5 tháng tuổi, chưa đạt kích thước thu hoạch nhưng đang phát triển rất đẹp trên giá thể gốc. Do hàu tự lọc nước biển không cần chăm sóc, bổ sung thức ăn nên có thể xem những trang trại hàu như các nhà máy lọc nước tự nhiên, giúp cải thiện môi trường.

Cũng vì nguyên nhân này mà các khu vực nuôi hàu phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ tránh làm hàu bị ô nhiễm theo thức ăn và gây hại cho người sử dụng. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang sở hữu diện tích mặt nước nuôi hàu Thái Bình Dương khổng lồ, trong đó đa số thuộc địa phận huyện Vân Đồn. Một trong những điểm nuôi hàu lớn nhất của huyện này là xã Bản Sen, nằm ở phía Đông Bắc vịnh Bái Tử Long.

Trong ảnh là những con hàu Thái Bình Dương vừa được thu hoạch lên từ các bãi nuôi dây, một trong những đặc sản biển có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Ảnh: Tùng Đinh.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất