| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre

Nuôi cấy mô thành công từ đỉnh sinh trưởng của cây dừa

Thứ Năm 12/09/2024 , 07:28 (GMT+7)

Thông qua chia sẻ kinh nghiệm của các nhà khoa học, Trung tâm Giống và Hoa kiểng Bến Tre bước đầu nuôi cấy mô dừa thành công từ đỉnh sinh trưởng.

Trung tâm Giống và Hoa kiểng Bến Tre bước đầu đã nuôi cấy mô dừa thành công từ đỉnh sinh trưởng thông qua sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của các nhà khoa học Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả này đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre và mở ra cơ hội cải tiến, nâng cao chất lượng, năng suất cho vùng nguyên liệu dừa.

Trung tâm Giống và Hoa kiểng Bến Tre bước đầu nuôi cấy mô dừa thành công từ đỉnh sinh trưởng. Ảnh: Minh Đảm.

Trung tâm Giống và Hoa kiểng Bến Tre bước đầu nuôi cấy mô dừa thành công từ đỉnh sinh trưởng. Ảnh: Minh Đảm.

Các phương pháp chọn tạo giống dừa đã ứng dụng

Đối với cây dừa, hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp nghiên cứu về giống. Thứ nhất, về lai tạo để tạo ra các cá thể con ưu tú thế hệ F1. Thứ hai, bình tuyển từ những cây dừa mẹ có nhiều đặc tính vượt trội để chọn ra những cây con.

Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre Huỳnh Quang Đức, người có nhiều năm gắn bó và nghiên cứu về cây dừa, chia sẻ: Bến Tre có đặc điểm là nguồn gen từ cây dừa rất phong phú, đa dạng chủng loại. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã khuyến cáo Bến Tre cố gắng tuyển lựa các cá thể tốt từ quần thể dừa địa phương để lai tạo giống nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển.

Ông Nguyễn Minh Cảnh (bên trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tham quan phòng lab nghiên cứu dừa nuôi cấy mô tại Trung tâm. Ảnh: Cẩm Trúc.

Ông Nguyễn Minh Cảnh (bên trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tham quan phòng lab nghiên cứu dừa nuôi cấy mô tại Trung tâm. Ảnh: Cẩm Trúc.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động gay gắt hơn, nhất là hạn mặn, ở hai huyện Thạnh Phú và Bình Đại đã xuất hiện nhiều cá thể dừa thể hiện khả năng thích ứng tốt, năng suất và chất lượng cao. Đó là những cá thể mà ngành dừa rất mong đợi để nhân giống canh tác.

Phương pháp mới: Nuôi cấy mô từ đỉnh sinh trưởng

Ông Huỳnh Quang Đức cho rằng, hiện nay có hai phương pháp nhân giống bằng công nghệ sinh học là nuôi cấy phôi và nuôi cấy mô. Cụ thể, phương pháp nuôi cấy phôi là dùng cái phôi, tức là dùng mầm dừa từ trái dừa khô để lấy ra nuôi cấy phôi. Hạn chế của phương pháp này là việc sử dụng mầm dừa trong nhân giống cũng chỉ có thể cho kết quả tương đối vì bản chất mầm dừa đã được lai tạo từ khi trái dừa hình thành trên cây. Do đó, về nguyên tắc nuôi cấy phôi có thể không bảo đảm giữ được bản chất giống như cây dừa mẹ.

Đối với nuôi cấy mô, đây là phương pháp nghiên cứu mới và sẽ khó hơn gấp nhiều lần nhưng sẽ bảo đảm nhân ra được các ưu điểm vượt trội từ cây dừa mẹ. Người thực hiện có thể lấy từ đỉnh sinh trưởng của cây dừa để nuôi cấy ra. Phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư về khoa học công nghệ rất cao. Điều rất đáng tự hào là hiện nay trên thế giới cũng như các quốc gia trồng dừa lân cận Việt Nam thì phương pháp nuôi cây mô nhân giống dừa vẫn còn là đề bài chưa có đáp án. 

Cây dừa con phát triển từ mô lấy từ đỉnh sinh trưởng của cây mẹ. Ảnh: Cẩm Trúc.

Cây dừa con phát triển từ mô lấy từ đỉnh sinh trưởng của cây mẹ. Ảnh: Cẩm Trúc.

“Quá trình nghiên cứu nuôi cấy mô dừa rất khó, đòi hỏi quá trình sáng tạo rất cao của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trực tiếp thực hiện. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhà khoa học Trường Đại học Quốc tế, kết quả bước đầu nghiên cứu đã tạo được một số cây dừa con từ trong phòng thí nghiệm Trung tâm Giống và Hoa kiểng Bến Tre”, ông Huỳnh Quang Đức phấn khởi bật mí những thông tin còn khiêm tốn ở bước đầu phối hợp nghiên cứu.

Là một trong những cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện, TS Bùi Trường Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Giống và Hoa kiểng Bến Tre chia sẻ, ban đầu đội ngũ thất bại liên tiếp trong mấy mẻ đầu tiên. Nhờ sự nỗ lực, niềm đam mê mãnh liệt trong nghiên cứu đã giúp chúng tôi may mắn thành công ở bước đầu.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.