| Hotline: 0983.970.780

Nơi lưu giữ hơn 450 cây ăn quả có múi bố mẹ

Thứ Sáu 27/10/2023 , 11:52 (GMT+7)

HÀ TĨNH Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến nay, Trại giống Truông Bát đã lưu giữ được 450 cây ăn quả có múi bố mẹ (s0 và s1).

Trại thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát (viết tắt là Trại giống Truông Bát) trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh được 'khai sinh' vào năm 1994. Trại được giao nhiệm vụ khảo nghiệm và trồng thử tập đoàn cây lâm nghiệp.

Trại thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp Truông Bát (viết tắt là Trại giống Truông Bát) trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh được “khai sinh” vào năm 1994. Trại được giao nhiệm vụ khảo nghiệm và trồng thử tập đoàn cây lâm nghiệp.

Năm 2017, thông qua sự kêu gọi của của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn VinGroup đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hơn 3 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Trại giống Truông Bát thành cơ sở bảo tồn nguồn gen và sản xuất giống cây ăn quả có múi của tỉnh.

Năm 2017, thông qua sự kêu gọi của của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Tập đoàn VinGroup đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hơn 3 tỷ đồng thực hiện cải tạo, nâng cấp Trại giống Truông Bát thành cơ sở bảo tồn nguồn gen và sản xuất giống cây ăn quả có múi của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng như nhà lưới, nhà kho, hệ thống điện, tưới tự động, kênh mương bê tông… được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt nhất cho công tác bảo tồn gen và nhân giống cây ăn quả.

Cơ sở hạ tầng như nhà lưới, nhà kho, hệ thống điện, tưới tự động, kênh mương bê tông… được đầu tư đồng bộ, phục vụ tốt nhất cho công tác bảo tồn gen và nhân giống cây ăn quả.

Anh Võ Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh ghép mắt ghép cho cây giống có múi tại Trại giống Truông Bát.

Anh Võ Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh ghép mắt ghép cho cây giống có múi tại Trại giống Truông Bát.

Việc chỉn chu trong từng công đoạn nhân giống sẽ tạo ra những cây giống có múi khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, cho năng suất và chu kỳ khai thác dài.

Việc chỉn chu trong từng công đoạn nhân giống sẽ tạo ra những cây giống có múi khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, cho năng suất và chu kỳ khai thác dài.

Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến thời điểm này, 'kho' cây bố mẹ (s0 và s1) tại Trại giống Truông Bát đã có 450 cây. Trong đó gồm 75 cây S0 và 375 cây S1, với các giống bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, cam Khe Mây và quýt khốp Kỳ Anh.

Bằng các nguồn lực xã hội hóa và đóng góp của cán bộ, công nhân viên, đến thời điểm này, “kho” cây bố mẹ (s0 và s1) tại Trại giống Truông Bát đã có 450 cây. Trong đó gồm 75 cây S0 và 375 cây S1, với các giống bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, cam Khe Mây và quýt khốp Kỳ Anh.

Theo ông Nguyễn Xuân Toàn (áo trắng), Trại trưởng Trại giống Truông Bát, nguồn cây đầu dòng được lưu giữ ở Trại là tài sản vô giá phục vụ việc bình tuyển, lấy mắt ghép nhân giống, đảm bảo duy trì phẩm chất, đặc điểm nông sinh học, tính chống chịu của cây trồng, sản xuất ra cây giống sạch bệnh truyền nhiễm và đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

Theo ông Nguyễn Xuân Toàn (áo trắng), Trại trưởng Trại giống Truông Bát, nguồn cây đầu dòng được lưu giữ ở Trại là tài sản vô giá phục vụ việc bình tuyển, lấy mắt ghép nhân giống, đảm bảo duy trì phẩm chất, đặc điểm nông sinh học, tính chống chịu của cây trồng, sản xuất ra cây giống sạch bệnh truyền nhiễm và đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

Từ nguồn gen này, những năm qua, Trại giống Truông Bát đã sản xuất, cung ứng cho người dân trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh hàng vạn cây giống/năm, phục vụ sản xuất có hiệu quả. Đồng thời, Trại giống Truông Bát cũng đã trồng, chăm sóc 0,6ha các giống: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, đến nay cây trồng đã bước vào chu kỳ kinh doanh.

Từ nguồn gen này, những năm qua, Trại giống Truông Bát đã sản xuất, cung ứng cho người dân trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh hàng vạn cây giống/năm, phục vụ sản xuất có hiệu quả. Đồng thời, Trại giống Truông Bát cũng đã trồng, chăm sóc 0,6ha các giống: Bưởi Phúc Trạch, cam chanh Hà Tĩnh, cam bù, đến nay cây trồng đã bước vào chu kỳ kinh doanh.

'Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi, chúng tôi cũng đã trồng thực nghiệm 15 giống cam, bưởi và quýt. Sau 5 năm theo dõi, đánh giá cho thấy một số giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có thể phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh như: Bưởi da xanh, bưởi Diễn; cam V2 và cam giòn', ông Nguyễn Xuân Toàn, Trại trưởng Trại giống Truông Bát cho biết.

“Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn nguồn gen cây ăn quả có múi, chúng tôi cũng đã trồng thực nghiệm 15 giống cam, bưởi và quýt. Sau 5 năm theo dõi, đánh giá cho thấy một số giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có thể phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh như: Bưởi da xanh, bưởi Diễn; cam V2 và cam giòn”, ông Nguyễn Xuân Toàn, Trại trưởng Trại giống Truông Bát cho biết.

Cán bộ kỹ thuật của Trại giống Truông Bát còn tham gia hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thụ phấn cho cây ăn quả có múi.

Cán bộ kỹ thuật của Trại giống Truông Bát còn tham gia hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thụ phấn cho cây ăn quả có múi.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên phải) trong một số lần thăm và làm việc với Trại giống Truông Bát từng đánh giá cao đóng góp của cán bộ khuyến nông Hà Tĩnh trong công tác bảo tồn, phát triển giống cây ăn quả có múi. Theo ông Doanh, chỉ khi nào người sản xuất tiếp cận được nguồn giống đảm bảo chất lượng thì khi đó cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh mới phát triển bền vững được.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ngoài cùng bên phải) trong một số lần thăm và làm việc với Trại giống Truông Bát từng đánh giá cao đóng góp của cán bộ khuyến nông Hà Tĩnh trong công tác bảo tồn, phát triển giống cây ăn quả có múi. Theo ông Doanh, chỉ khi nào người sản xuất tiếp cận được nguồn giống đảm bảo chất lượng thì khi đó cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh mới phát triển bền vững được.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.