| Hotline: 0983.970.780

Ninh Bình: Bệnh đạo ôn tăng hơn năm trước

Thứ Ba 22/04/2025 , 21:00 (GMT+7)

Đến nay, tổng diện tích lúa xuân của Ninh Bình nhiễm bệnh đạo ôn lá hơn 833ha, quy mô, mức độ gây hại cao hơn cùng kỳ năm trước.

Bệnh đạo ôn tăng so với năm trước

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Bình, vụ đông xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh phấn đấu đạt diện tích sản xuất hơn 45.000ha cây trồng các loại (lúa hơn 39.000ha; rau, màu các loại hơn 6.000ha).

Đến nay, diện tích gieo cấy lúa đạt hơn 100% kế hoạch. Trong đó diện tích lúa cấy hơn 16.400ha (chiếm hơn 42%), lúa sạ hơn 22.500ha (chiếm gần 58%). Hiện trà xuân sớm đang giai đoạn đòng - trỗ, phơi màu; trà xuân muộn đang giai đoạn cuối đẻ nhánh - phân hoá đòng. Dự báo, trà xuân muộn trỗ tập trung xung quanh tiết Lập hạ (bắt đầu từ ngày 5/5) và trỗ tập trung hơn so với vụ đông xuân 2023 - 2024.

Vụ đông xuân 2024 - 2025, tỉnh Ninh Bình gieo cấy hơn 39.000ha lúa, trong đó diện tích cấy hơn 16.400ha. Ảnh: Trung Quân.

Vụ đông xuân 2024 - 2025, tỉnh Ninh Bình gieo cấy hơn 39.000ha lúa, trong đó diện tích cấy hơn 16.400ha. Ảnh: Trung Quân.

Về tình hình sinh vật gây hại, nhìn chung từ đầu vụ đến nay, các đối tượng sinh vật gây hại phát sinh sớm hơn, quy mô, mức độ gây hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ đông xuân 2023 - 2024. Tổng diện tích nhiễm các đối tượng sinh vật gây hại đến ngày 15/4 hơn 1.000ha (thấp hơn so với cùng kỳ vụ đông xuân 2023 - 2024), diện tích đã phòng trừ 857ha.

Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ lứa 1 gây hại rải rác trên các trà lúa, mật độ sâu nơi cao 0,5 - 1 con/m2, cá biệt 3 - 5 con/m2. Bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 ra rộ từ ngày 17 - 27/4, sâu non nở rộ từ ngày 23/4 - 3/5, gây hại rộng trên trà lúa xuân muộn đang giai đoạn làm đòng. Mật độ sâu phổ biến từ 30 - 50 con/m2, nơi cao 70 - 100 con/m2, cá biệt trên 100 con/m2.

Rầy cám lứa 1 gây hại rải rác trên các trà lúa, mật độ phổ biến 10 - 20 con/m2, nơi cao 30 - 50 con/m2, ổ trên 100 con/m2. Rầy cám lứa 2 nở rộ từ 20 - 30/4, gây hại rộng trên các trà lúa ở giai đoạn phân hoá đòng, trỗ đến chắc xanh, mật độ phổ biến 300 - 400 con/m2, nơi cao 1.000 - 2.000 con/m2, ổ > 2.000 con/m2.

Bệnh đạo ôn lá gây hại trên các trà lúa, đặc biệt trên trà xuân muộn, diện tích lúa xanh tốt, bón thừa đạm, giống nhiễm. Tỷ lệ bệnh nơi cao 5 - 10%, cá biệt 30 - 50% số lá C1-3. Đến nay, tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh hơn 833ha (diện tích nhiễm nặng hơn 110ha, diện tích lùn lụi 0,2ha), diện tích đã phòng trừ 717ha, quy mô, mức độ hại cao hơn cùng kỳ năm trước.

Tổng diện tích áp dụng mạ khay, cấy máy trong vụ đông xuân 2024 - 2025 của Ninh Bình hơn 1.600ha. Ảnh: Trung Quân.

Tổng diện tích áp dụng mạ khay, cấy máy trong vụ đông xuân 2024 - 2025 của Ninh Bình hơn 1.600ha. Ảnh: Trung Quân.

Đạo ôn cổ bông xuất hiện rải rác trên lá đòng và cổ lá đòng ở trà xuân sớm. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi (nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao) bệnh sẽ phát sinh và gây hại trên diện tích lúa đã nhiễm đạo ôn lá, ruộng xanh tốt gần nguồn bệnh, giống nhiễm, nếu không chủ động phòng chống kịp thời sẽ gây bông bạc và làm giảm năng suất lúa.

Mở rộng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ

Theo ông Đinh Văn Khiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Bình, vụ mùa 2025, tỉnh đặt mục tiêu gieo cấy 29.500ha lúa (trà mùa sớm 25%, mùa trung 65%, mùa muộn 10%).

Các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, nhất là giống cây trồng mới, cơ giới hoá đồng bộ khâu làm đất, máy cấy, máy gặt, máy bay phun thuốc… Bên cạnh đó, tập trung thâm canh để đảm bảo năng suất và sản lượng; phấn đấu diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, lúa nếp, lúa đặc sản đạt trên 80%, diện tích lúa cấy đạt trên 50%.

Căn cứ vào điều kiện đất đai, trình độ thâm canh, cơ sở hạ tầng, diễn biến thời tiết nhiều năm và dự báo thời tiết vụ mùa năm 2025, các địa phương bố trí cơ cấu trà và giống lúa để đạt hiệu quả cao nhất với phương châm: Bố trí trà mùa sớm hợp lý để thu hoạch sớm, hạn chế thiệt hại do mưa bão, giải phóng đất làm vụ đông; quy hoạch các vùng sản xuất trà mùa muộn để phát triển các giống lúa đặc sản, chất lượng cao.

Trong vụ mùa 2025, ngành nông nghiệp Ninh Bình tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, theo chuỗi giá trị. Ảnh: Trung Quân.

Trong vụ mùa 2025, ngành nông nghiệp Ninh Bình tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, theo chuỗi giá trị. Ảnh: Trung Quân.

Cụ thể, trà mùa sớm gieo mạ từ ngày 1 - 10/6, cấy tập trung từ 15 - 25/6, xong trước ngày 5/7, thu hoạch trước ngày 30/9 để có đất trồng các cây vụ đông. Trà mùa trung gieo mạ từ 15 - 20/6, cấy càng sớm càng tốt, phấn đấu xong trước ngày 25/7. Trà mùa muộn gieo mạ từ 1 - 10/6, cấy xong trước ngày 25/7.

Đối với gieo thẳng, chỉ bố trí trên những diện tích chủ động tưới tiêu, gọn vùng, liền khoảnh để hạn chế ảnh hưởng cực đoan của thời tiết. Thời vụ gieo thẳng trà mùa sớm xong trước 5/7, mùa trung xong trước 10/7. Lưu ý, gieo tăng 10% lượng mạ dự phòng và chủ động dự phòng các giống ngắn ngày để đề phòng diễn biến bất thường của thời tiết.

Vụ mùa 2025, Ninh Bình chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, chuỗi giá trị; tăng cường mở rộng các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa giống, lúa thương phẩm đối với một số giống lúa đặc sản, có thị trường; chú trọng chuyển đổi diện tích vùng sản xuất lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hoặc cấy lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Xem thêm
Trà Vinh còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh thú y

Trà Vinh hiện vẫn còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y, xử lý chất thải.

Sẽ có 'dịch vụ' bắt chó thả rông cơ động

ĐỒNG NAI Mô hình bắt chó thả rông này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí, nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại đang ở mức báo động tại Đồng Nai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Ngăn chặn khai thác rong mơ kiểu tận diệt

Quảng Ngãi Quảng Ngãi sở hữu nguồn rong mơ tự nhiên phong phú, nhưng việc khai thác theo kiểu tận diệt đang làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.