| Hotline: 0983.970.780

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn lũ năm ngoái

Thứ Tư 07/10/2020 , 07:15 (GMT+7)

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long trong năm nay sẽ đạt đỉnh lũ chính vụ vào 18-20/10, với mực nước dự kiến thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm và 2019.

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long trong năm nay thấp hơn lũ 2019. Ảnh: TL.

Lũ đầu nguồn sông Cửu Long trong năm nay thấp hơn lũ 2019. Ảnh: TL.

Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam và số liệu của Ủy hội sông Mekong, mực nước lũ trong tháng 9 trên dòng chính sông Mekong ở mức thấp hơn khá nhiều so với trung bình nhiều năm (TBNN), năm 2019 cùng kỳ, và thấp hơn khá nhiều so với dòng chảy tháng 8/2020. Đến 7h ngày 30/09 mực nước tại Kratie là 14,44 m, thấp hơn 3,35 m so với TBNN (17,79 m), cao hơn 0,19 m so với năm 2019 (14,25 m), cao hơn 0,68 m so với năm 2015 (13,76 m) và thấp hơn nhiều so với 2000, 2018 cùng kỳ.

Do mực nước lũ trên dòng chính sông Mekong ở mức thấp, mực nước Biển Hồ hiện nay mới chỉ đạt 4,24 m, thấp hơn tới 4,18 m so với TBNN (8,42 m), thấp hơn 2,97 m so với năm 2019 (7,21 m), thấp hơn 1,6 m so với năm 2015 (5,84 m), thấp hơn 2,73 m so với năm 2016 (6,97 m) và thấp hơn nhiều so với 2000, 2018 cùng kỳ. Đến ngày 30/9/2020 dung tích Biển Hồ chỉ đạt 13,59 tỷ m3, xấp xỉ 36% so với dung tích TBNN (1991-2019) cùng kỳ, bằng 36% so với năm 2019 (37,69 tỷ m3), bằng 54% so với năm 2015 (25,15 tỷ m3), thấp hơn nhiều so với năm 2000 và 2011.

Với các yếu tố trên, mực nước tại trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 9 ở mức thấp hơn nhiều so với TBNN và năm 2019 cùng kỳ. Mực nước tại 2 trạm này trong tháng 9 đã đạt đỉnh vào ngày 22/9 tại Tân Châu (2,25 m) và Châu Đốc (2,24 m). Đây cũng là đỉnh lũ cao nhất từ đầu mùa lũ đến nay. Đến ngày 30/09, mực nước lớn nhất tại Tân Châu đạt 2,1 m, thấp hơn 1,71 m so với TBNN (3,27 m), thấp hơn 1,17 m so với năm 2019 (3,27 m), thấp hơn 0,41 m so với năm 2015 (2,51 m); mực nước lớn nhất tại Châu Đốc đạt 2,08 m, thấp hơn 1,31 m so với TBNN (3,39 m), thấp hơn 1,05 m so với năm 2019 (3,13 m), thấp hơn 0,27 m so với năm 2015 (2,35 m).

Theo kết quả dự báo của Trung tâm Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), mưa dự báo trong tháng 10 ở mức cao hơn TBNN, chuẩn sai mưa dương biến đổi từ 0,15-2 mm/ngày.

Về dự báo thủy triều trong tháng 10, đỉnh triều chủ yếu đạt vào các ngày cuối tháng. Cụ thể, đỉnh triều cao nhất tại trạm Trần Đề dự báo là 2,33 m, đỉnh triều thấp nhất tại trạm Hà Tiên dự báo là 0,53 m. Chân triều thấp nhất đạt vào các ngày cuối tháng 10, chân triều thấp nhất tại trạm Vũng Tàu (-2,27 m), chân triều cao nhất tại trạm Sông Đốc (0,02 m).

Về dự báo lũ đầu nguồn sông Cửu Long trong tháng 10, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam đưa ra 2 khả năng. Theo đó, khả năng 1 là trong trường hợp mưa và triều như dự báo như trên, nhận định đỉnh lũ chính vụ năm 2020 tại Tân Châu ở mức 2,3-2,5 m, tại Châu Đốc ở mức 2,2-2,4 m (xấp xỉ và cao hơn đỉnh ngày 22/9/2020). Thấp hơn nhiều so với TBNN và 2019.

Khả năng 2 là từ nay đến 15/10/2020, nếu xuất hiện bão, hay ATNĐ gây mưa lớn bằng hoặc cao hơn lượng mưa do ATNĐ hồi cuối tháng 7 và cơn bão số 4 giữa tháng 8 trên lưu vực sông Mê Công, nhận định đỉnh lũ chính vụ năm 2020 tại Tân Châu ở mức 2,5-2,8 m, tại Châu Đốc ở mức 2,4-2,7 m. Thấp hơn nhiều so với TBNN và 2019.

Dự báo thời gian đạt đỉnh lũ chính vụ vào ngày 18-22/10. Vào thời điểm này, ở vùng thượng ĐBSCL, các huyện đầu nguồn như huyện An Phú, Tân Châu của An Giang, huyện Hồng Ngự, thị xã Hồng Ngự và Tân Hồng của Đồng Tháp là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của lũ thượng nguồn. Nhưng với mức lũ nhận định ở dưới BĐ1, thì hầu hết các ô bao bảo vệ sản xuất (lúa Thu Đông, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,…) cơ bản đều đủ cao trình và đảm bảo an toàn.

Ở vùng giữa ĐBSCL, các khu vực phía trên giáp vùng thượng chịu ảnh hưởng mạnh của lũ mực nước dao động ở mức BĐ1-BĐ2; các khu phía dưới chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường mực nước lớn nhất mùa lũ ở mức BĐ2, và trên mức BĐ2 từ 5-10 cm. Ở vùng ven biển ĐBSCL mực nước lớn nhất mùa lũ ở mức BĐ3 và trên BĐ3 từ 5-10 cm. Các khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của triều hay cả triều và lũ, đặc biệt các tỉnh thành như TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre, cần hết sức đề phòng trong thời gian triều cường đạt đỉnh.

Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho hay, lũ đến cuối tháng 9 vẫn ở mức thấp, triều cường đầu tháng 10 ở mức trung bình, triều cường đợt triều giữa tháng 10 ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2019. Về cơ bản không ảnh hưởng đến sản xuất vụ thu đông năm 2020. Một số khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn thuộc các tỉnh vùng ven biển hiện nay cốt nền đang ở mức thấp, cần đề phòng khi triều cường đạt đỉnh.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất