| Hotline: 0983.970.780

Làm hệ thống tưới nước tự động

Thứ Tư 28/01/2015 , 06:12 (GMT+7)

Nếu như trước đây để tưới tiêu cho cây trồng, gia đình ông Hảo phải mất đến 3 người cùng lao động, nhưng từ khi đưa hệ thống tưới tiêu tự động thì chỉ cần một người, công việc lại nhẹ nhàng.

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và  rời TP.HCM đến ấp 3, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) để lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, để giải phóng sức lao động nặng nhọc, ông đã nghiên cứu và ứng dụng KHKT làm hệ thống tưới nước tự động.

Sau nhiều năm lập nghiệp trên vùng đất mới, đến nay gia đình ông Hà Văn Hảo có hơn chục héc ta đất trồng cây ăn trái và cao su. Trong đó, hơn 4 ha xoài; 2 ha trồng cam, quýt và bưởi da xanh; 2 ha chuối trồng xen mít Thái siêu sớm; hơn 5 ha cao su và 1 ha mặt nước. Hàng năm đem lại nguồn thu cho gia đình ông hàng tỷ đồng.

Tiếp xúc với chúng tôi trong mảnh vườn của mình, ông Hảo không ngần ngại chia sẻ về thành quả lâu động chính bàn tay mình gây dựng. Đặc biệt ông tự hào về hệ thống tưới nước tự động do ông sáng tạo và áp dụng.

Hệ thống này tuy rất đơn giản và ai cũng có thể làm được, nhưng đã giúp gia đình ông không còn lao động mệt nhọc như trước đây. Nếu như trước đây để tưới tiêu cho cây trồng, gia đình ông phải mất đến 3 người cùng lao động, nhưng từ khi đưa hệ thống tưới tiêu tự động thì  chỉ cần một người, công việc lại nhẹ nhàng.

Hệ thống tưới nước tự động được ông Hảo dùng ống nhựa kéo dọc theo hàng cây trồng, 2 hàng một ống, tương ứng với mỗi gốc được khoan một lỗ lớn hơn đầu đũa. Mỗi khu vực của từng loại cây trồng là một giếng khoan với hệ thống ống được nối với máy bơm đặt tại giếng. Khi bật điện máy bơm sẽ đẩy nước chạy dọc theo ống. Đầu cuối của mỗi đường ống được lắp van khóa, áp suất sẽ đẩy nước ra các lỗ khoan tưới nhỏ giọt đồng loạt cho các gốc cây.

Chỉ tay về hệ thống ống nước đang tưới cây, ông Hảo tâm sự: “Sử dụng hệ thống này rất đơn giản, đầu tư ít nhưng tránh lãng phí nước tối đa so với các hệ thống tự động khác. Vì lượng nước tưới cho mỗi gốc cây với số lượng ít, tưới theo kiểu thẩm thấu; độ chính xác cao, do đó lượng nước tưới cây trồng hấp thụ được nhiều và tiết kiệm điện, nước”.

Ông Hảo cho biết thêm: “Trước đây tôi kéo ống tưới cho từng gốc cây, làm như vậy tốn công sức và cần nhiều công lao động, hiệu quả lại không cao. Sau khi tìm hiểu nhiều hệ thống tưới nước tự động, tôi thấy cách làm này phù hợp với điều kiện của mình, nên đầu tư hơn 35 triệu đồng cho hơn 10 ha diện tích trồng cây ăn quả. Từ đó đến nay, chỉ cần một người đến các điểm bật công tắc điện cho máy bơm chạy, sau đó đi kiểm tra hệ thống ống nước”.

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triên bền vững.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Trà Vinh kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển 24/24 giờ

Trà Vinh kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển 24/24 giờ nhằm kịp thời ngăn chặn vi phạm vùng biển nước ngoài và quy định của hệ thống giám sát tàu cá (VMS).

Cải thiện điều kiện sống cho voi nuôi nhốt

Đắk Lắk 14 trong tổng số 35 cá thể voi nhà tại Đắk Lắk đã được cải thiện điều kiện sống, trong đó 11 cá thể đang tham gia mô hình du lịch không cưỡi voi.