| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát nghiêm ngặt không để gia cầm nhập lậu qua biên giới

Thứ Tư 06/12/2023 , 15:12 (GMT+7)

An Giang An Giang đã nhanh chóng ứng phó với tình hình dịch bệnh và kiểm soát nghiêm ngặt ở các cửa khẩu, không để gia cầm không rõ nguồn gốc nhập lậu qua biên giới.

Lực lượng chức năng kiểm soát nghiêm ngặt ở các cửa khẩu nhằm tránh lây lan dịch bệnh và vận chuyển gia cầm, gia súc qua biên giới trái phép từ Campuchia vào địa bàn An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lực lượng chức năng kiểm soát nghiêm ngặt ở các cửa khẩu nhằm tránh lây lan dịch bệnh và vận chuyển gia cầm, gia súc qua biên giới trái phép từ Campuchia vào địa bàn An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để kịp thời ứng phó với tình hình bệnh cúm gia cầm và vận chuyển gia cầm, gia súc qua biên giới trái phép từ Campuchia vào địa bàn An Giang. Từ đầu năm đến nay An Giang đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch từ biên giới đến nội địa, vận động hộ chăn nuôi, người tiêu dùng nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

An Giang có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu phụ, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia chạy dài gần 100km. Từ khi có Công điện ngày 27/2/2023 của Bộ NN-PTNT về việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. An Giang đã nhanh chóng ứng phó với tình hình dịch bệnh và kiểm soát nghiêm ngặt ở các cửa khẩu.

UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tiến hành kích hoạt, củng cố Đoàn kiểm tra liên ngành, lực lượng của Ban Chỉ đạo 389 trong tỉnh tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, các sản phẩm gia cầm trái phép trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở các huyện, thị xã, thành phố giáp biên giới.

Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam. Nghiêm cấm việc mua, bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc từ Campuchia vào địa bàn tỉnh.

Thị xã Tân Châu (An Giang), địa phương có đường biên giới tiếp giáp với nước Campuchia chạy dài gần 7km, ông Trần Hoàng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Châu, Trưởng ban Chỉ đạo 389 thị xã Tân Châu cho biết: Từ đầu năm đến nay các lực lượng Biên phòng, Hải quan tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia cầm trái phép trên khu vực biên giới luôn làm tốt nhiệm vụ. Trong năm nay chưa phát hiện tình trạng nhập lậu gia cầm trái phép qua biên giới.

Còn ở địa phương, các ngành luôn thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao cảnh giác, nâng cao nhận thức trong cộng đồng phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, tăng cường kiểm tra các lò giết mổ, xử lý nghiêm các trường hợp mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc. Vận động nhân dân mua gia cầm có nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Minh Hoàn, nhân viên Chăn nuôi và Thú y xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu cho biết: Trên địa bàn xã rộng khoảng 14km, lực lượng nhân viên chăn nuôi và thú y xã thường xuyên tiến hành kiểm tra các đàn vịt, đàn gà hiện có trên địa bàn.

Cụ thể, kiểm tra có tiêm phòng vacxin mũi 1 hay mũi 2 chưa, nếu đàn vịt nào chưa tiêm thì vận động chủ vịt cho tiêm ngay. Đối với các hộ tái đàn, khi đàn vịt tới 20 ngày thì vận động tiêm ngừa phòng các loại dịch bệnh, phát thuốc tiêu độc chuồng trại.

Mặc dù có một số đàn gia cầm chưa tới thời hạn tiêm phòng vacxin, ngành thú y cũng chủ động chỉ đạo cho tiêm vacxin sớm nhằm bảo vệ phòng dịch bệnh tốt hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mặc dù có một số đàn gia cầm chưa tới thời hạn tiêm phòng vacxin, ngành thú y cũng chủ động chỉ đạo cho tiêm vacxin sớm nhằm bảo vệ phòng dịch bệnh tốt hơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay và đặc biệt gần Tết, chủ trương của ngành là không cho vịt chạy đồng từ tỉnh lân cận khác nhập vào địa bàn. Hàng ngày, lực lượng Chăn nuôi và Thú y xã đã tăng cường đi xuống các ấp hay từng hộ nuôi gia cầm để giám sát, vận động nhân dân trên địa bàn, khi phát hiện gia cầm chết (do bệnh hoặc nghi bệnh) báo ngay cho lực lượng thú y để kịp thời xử lý và tuyệt đối không vứt xác gia cầm chết xuống kênh, rạch”, ông Hoàn chia sẻ.

Theo ông Trần Tiến Hiệp, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, để việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm ở các cửa khẩu trên biên giới để đạt hiệu quả, lực lượng kiểm dịch đã kết hợp với các lực lượng liên ngành, tăng cường công tác thực hiện kiểm dịch tại các cặp cửa khẩu, đường mòn, lối mở tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay và đặc biệt gần Tết, chủ trương của ngành là không cho vịt chạy đồng từ tỉnh lân cận khác nhập vào địa bàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay và đặc biệt gần Tết, chủ trương của ngành là không cho vịt chạy đồng từ tỉnh lân cận khác nhập vào địa bàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các khu vực cửa khẩu biên giới như: Tịnh Biên, Khánh Bình, Vĩnh Xương… đầu tiên là phải kiểm tra, ngăn ngừa các loại gia cầm nhập qua đường biên giới, khi nhập vào phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Ở trong tỉnh thì tăng cường tiêm phòng cho đàn gia cầm, mặc dù có một số đàn gia cầm chưa tới thời hạn tiêm phòng vacxin, ngành cũng chủ động chỉ đạo cho tiêm vacxin sớm. Mục đích, để đàn gia cầm của tỉnh được bảo vệ phòng dịch bệnh tốt hơn.

Toàn tỉnh An Giang có tổng đàn gia cầm trên 7,2 triệu con, trong đó tại các địa phương có số lượng tổng đàn vịt chạy đồng khá lớn, ngành thú y đang tiến hành giám sát các đàn vịt, cán bộ thú y xã đã thường xuyên xuống đồng, gặp gỡ các chủ trại nuôi dịch đề nắm thông tin và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch, bảo vệ đàn gia cầm đang nuôi.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất