| Hotline: 0983.970.780

Không chủ quan phòng chống đói, rét cho gia súc

Thứ Hai 21/02/2022 , 19:28 (GMT+7)

Trước tình hình rét đậm, rét hại vẫn tiếp tục diễn ra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các tỉnh miền núi phía Bắc tuyệt đối không thể chủ quan, lơ là.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc tại Sơn La vào tháng 12/2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc tại Sơn La vào tháng 12/2021. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhận thức của người dân được nâng cao rõ rệt

Những ngày gần đây, các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ xảy ra rét đậm, rét hại. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, rút kinh nghiệm trong nhiều năm qua, khi chuẩn bị bước vào mùa đông, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc gia để quán triệt, tổ chức triển khai các nhiệm vụ thú y và chăn nuôi.

Đồng thời, thành lập nhiều đoàn công tác đến các địa phương có dịch bệnh trầm trọng, địa phương có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho gia súc. Bộ cũng giao Cục Chăn nuôi phối hợp Tổng cục Phòng chống thiên tai đi kiểm tra, đôn đốc phòng chống rét trên trâu bò ở các địa phương trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những năm trước.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, tổng kết từ thực tiễn trong kiểm tra và chỉ đạo các địa phương cho thấy, nhận thức của người chăn nuôi đã được cải thiện rõ rệt. Mặc dù rét đậm, rét hại nhưng những giải pháp kỹ thuật như thú y phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, tiêm vacxin… đã được các địa phương triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả.

“Với quy mô đàn trâu 1,89 triệu con tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, chiếm 81% tổng đàn trâu cả nước và đàn bò 2,31 triệu con, chiếm tỷ trọng rất lớn của ngành chăn nuôi, đó cũng là tài sản rất lớn của nông dân. Tuy đã có chuyển biến tích cực trong phòng chống đói rét cho gia súc trong nhiều năm qua nhưng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn tuyệt đối không thể chủ quan”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh vẫn đang tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên đêm 21/2 ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ ít mưa, trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8 - 11 độ C, vùng núi 3 - 6 độ C, vùng núi cao của Bắc bộ có nơi dưới 0 độ C và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết. Rét hại ở Bắc bộ và Thanh Hóa có khả năng kéo dài đến hết ngày 22/2.

Người dân các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay đã có chuyển biến rất tích cực trong việc chủ động phòng chống đói rét cho gia súc, nhưng không được chủ quan. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người dân các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay đã có chuyển biến rất tích cực trong việc chủ động phòng chống đói rét cho gia súc, nhưng không được chủ quan. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Năm 2007 - 2008, rét đậm, rét hại kéo dài 34 ngày đã làm chết hơn 200.000 con gia súc; năm 2011 - 2012 rét đậm, rét hại cũng khiến gia súc chết và bị tiêu hủy hơn 100.000 con”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn chứng lại những bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.

Đồng thời, Thứ trưởng lưu ý, trong trường hợp rét đậm, rét hại kéo dài với nền nhiệt độ thấp, thậm chí có nơi có tuyết, phải đặc biệt quan tâm vấn đề phòng chống dịch bệnh cho gia súc, tiêm phòng vacxin cho trâu bò, nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng về thức ăn thô xanh.

“Năng suất thức ăn thô xanh bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu của mùa đông. Nếu thiếu hụt thức ăn xanh vào mùa đông, người dân cần chuẩn bị rơm rạ phơi khô dự trữ. Đồng thời cần bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng, không để đàn gia súc bị đói. Nếu nhiệt độ dưới 12 độ C, không nên chăn thả gia súc mà cần phải nuôi nhốt trong chuồng trại”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần phải đảm bảo môi trường chuồng trại “ấm đông, mát hè”, sạch sẽ, giảm nguy cơ về dịch bệnh trên gia súc. Qua thực tế kiểm tra công tác phòng chống đói rét tại các địa phương, nhiều tỉnh, thành đã hỗ trợ người nông dân xây dựng chuồng trại và bạt che chống rét cho đàn gia súc.

“Hiện nay, đã có rất nhiều mô hình phòng chống rét hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua. Tới đây, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các tỉnh, thành phố nhân rộng những mô hình này tại các địa phương”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.