| Hotline: 0983.970.780

Không lơ là, chủ quan nguy cơ dịch bệnh gia súc

Thứ Năm 13/01/2022 , 19:00 (GMT+7)

HÀ GIANG Hà Giang đã cơ bản khống chế thành công bệnh viêm da nổi cục và bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, ngành chức năng khuyến cáo bà con không lơ là, chủ quan.

Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) và bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi của Hà Giang. Năm 2021, toàn tỉnh Hà Giang đã có 10.956 con trâu, bò/7.028 hộ/693 thôn/106 xã/10 huyện mắc bệnh VDNC. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.150 con trâu, bò/89 xã/9 huyện, trọng lượng 205.823 kg.

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, tỉnh Hà Giang đã khống chế thành công bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Ảnh: Đào Thanh.

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, tỉnh Hà Giang đã khống chế thành công bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình bà Vàng Thị Súng, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc nuôi 2 con bò. Dù đã được cán bộ xã, huyện tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn xã có bệnh VDNC, gia đình bà Súng đã tiến hành tiêm phòng. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng, cả 2 con bò của gia đình vẫn bị nổi cục, nhưng ở thể nhẹ. Khi đàn bò bị bệnh, bà Súng đã liên lạc với cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn cách chữa trị. Nhờ tuân thủ các biện pháp chăm sóc, điều trị, đến nay 2 con bò của gia đình bà đã khỏi hoàn toàn các triệu chứng và sinh trưởng bình thường.

Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang cho biết, nhận thấy tính chất phức tạp của dịch VDNC, ngành NN-PTNT tỉnh đã thành lập đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các huyện, thành phố; phân công cán bộ kỹ thuật hỗ trợ các huyện, thành phố chống dịch.

Chi cục đã cung ứng 27.250 lít hóa chất cho các huyện, thành phố trong tỉnh để triển khai tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Chi cục cũng thành lập các Tổ thẩm định điều kiện công bố hết dịch tại các xã đã qua 21 không phát sinh theo đề xuất của các huyện, thành phố.

Từ ngày 1/10/2021 đến nay, toàn tỉnh Hà Giang đã có 106/106 xã đã qua 21 ngày không phát sinh trâu, bò mắc bệnh VDNC. Tuy nhiên, ngành NN-PTNT tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương khuyến cáo bà con không nên chủ quan lơ là công tác phòng chống dịch. Nhất là trong những ngày qua, thời tiết rét đậm, rét hại là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh tấn công đàn gia súc.

Song song với dịch VDNC trên trâu, bò, người chăn nuôi ở Hà Giang phải đối diện với DTLCP. Trong năm 2021, tổng số lợn chết và tiêu hủy bắt buộc 15.887 con/1.902 hộ/318 thôn/71 xã/11 huyện, trọng lượng tiêu hủy 718.140kg.

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang kiểm tra công tác vận chuyển, giết mổ lợn. Ảnh: Đào Thanh.

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang kiểm tra công tác vận chuyển, giết mổ lợn. Ảnh: Đào Thanh.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP của Chi cục Thú y vùng II, các địa phương đã thực hiện tiêu hủy bắt buộc số lợn chết, mắc bệnh và xử lý ổ dịch theo quy định. 11/11 huyện, thành phố đã ban hành chỉ thị, văn bản triển khai các biện pháp khống chế, ngăn chặn bệnh DTLCP.

Đồng thời, thành lập đoàn công tác, phân công cán bộ phụ trách hỗ trợ các xã và kế hoạch kiểm tra tại cơ sở; thành lập, kiện toàn tổ kiểm tra liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán gia súc ra vào địa bàn huyện.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Giang, tính đến giữa tháng 1/2022, toàn tỉnh không phát sinh lợn mắc bệnh chết. Hiện có 9 huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình và TP Hà Giang đã công bố hết dịch trên địa bàn. Huyện Xín Mần có 8/9 xã đã qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Huyện Vị Xuyên có15/19 xã đã qua 21 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh.

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ bệnh VDNC trên trâu, bò và DTLCP trên địa bàn tỉnh bùng phát trở lại, UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý vận chuyển, giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn; tổ chức triển khai tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật để xử lý triệt để mầm bệnh phát tán ngoài môi trường.

Song song đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chủ động giám sát gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hàng ngày thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh...

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.