| Hotline: 0983.970.780

Khoảng 90-110 ngàn ha ở Hậu Giang có nguy cơ bị hạn hán và xâm nhập mặn

Thứ Ba 28/01/2025 , 10:28 (GMT+7)

Hậu Giang xác định định vùng nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn có tổng diện tích khoảng 90-110 ngàn ha, bao gồm sản xuất lúa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.

Cán bộ thủy lợi thuộc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang bảo trì hệ thống đóng, mở cửa van cống, sẵn sàng vận hành ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Cán bộ thủy lợi thuộc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang bảo trì hệ thống đóng, mở cửa van cống, sẵn sàng vận hành ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Hạn, mặn ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên vừa ký ban hành kế hoạch kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Theo dự báo, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có thể xảy ra từ nhiều hướng. Từ phía biển Đông, mặn vượt sông Hậu và các kênh nhánh như kênh Cái Côn, Mái Dầm, huyện Châu Thành, kênh Đại Hải (tỉnh Sóc Trăng), uy hiếp thành phố Ngã Bảy, huyện Châu Thành, một phần huyện Phụng Hiệp.

Từ các kênh chính của tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, mặn có thể ảnh hưởng thị xã Long Mỹ, một phần huyện Phụng Hiệp. Từ biển Tây, mặn theo sông Cái Lớn, sông Nước Trong, đe dọa huyện Long Mỹ, một phần huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh.

Theo đó, ngành chức năng tỉnh tỉnh Hậu Giang xác định vùng nguy cơ bị hạn hán, ảnh hưởng mặn có tổng diện tích ước tính khoảng từ 90-110 ngàn ha, bao gồm vụ lúa đông xuân 2024-2025, hè thu 2025 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản thuộc địa bàn các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy.

Xác định vùng nguy cơ xâm nhập mặn, ảnh hưởng hạn có tổng diện tích ước tính khoảng từ 50-60 ngàn ha, bao gồm vụ lúa đông xuân 2024-2025, hè thu 2025 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh.

Hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, nhất là nguồn nước sinh hoạt. Theo đó, xác định vùng thiếu nước sinh hoạt gồm huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, đối mặt nguy cơ thiếu nước sinh hoạt do hạn và xâm nhập mặn, cần chuẩn bị tốt kế hoạch phòng, chống, khắc phục. Đồng thời, mở rộng và phát triển tuyến ống cấp nước sạch để đảm bảo nguồn nước cho người dân trong giai đoạn chịu ảnh hưởng hạn, mặn.

Tổ quản lý công trình thủy lợi Tổ 1 Long Mỹ thuộc hệ thống Đê bao Vị Thanh - Long Mỹ kiểm tra, bảo trì hệ thống đóng mở cửa van cống, để sẵn sàng vận hành ngăn mặn, trữ nước ngọt khi có yêu cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ quản lý công trình thủy lợi Tổ 1 Long Mỹ thuộc hệ thống Đê bao Vị Thanh - Long Mỹ kiểm tra, bảo trì hệ thống đóng mở cửa van cống, để sẵn sàng vận hành ngăn mặn, trữ nước ngọt khi có yêu cầu. Ảnh: Trung Chánh.

Chủ động các giải pháp phòng, chống

Ông Võ Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết, để chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đơn vị đã tăng cường công tác tuyên truyền người dân tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong những tháng mùa khô; Tận dụng kênh, rạch hiện có để trữ nước ngọt, đảm bảo đủ nước cho cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại;

Bảo vệ nguồn nước để duy trì sản xuất và sinh hoạt, giảm rủi ro về an ninh lương thực; Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp như tưới tiết kiệm nước, thủy canh, khí canh và nuôi trồng thủy sản thích ứng với hạn, mặn nhằm giảm tác động tiêu cực và nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu;

Mở rộng tuyến ống cấp nước sạch đảm bảo nước sạch cho người dân trong mùa hạn, mặn; Đầu tư, nâng cấp từ ngân sách và xã hội hóa, các nguồn vốn hợp pháp để cung cấp thiết bị xử lý, trữ nước ngọt, mở rộng đường ống cấp nước tại huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh;

Cán bộ ngành nông nghiệp Hậu Giang thường xuyên đo kiểm tra độ mặn tại các cửa cống, để kịp thời vận hành các công trình thủy lợi, bảo vệ sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Cán bộ ngành nông nghiệp Hậu Giang thường xuyên đo kiểm tra độ mặn tại các cửa cống, để kịp thời vận hành các công trình thủy lợi, bảo vệ sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Rà soát, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, đê bao, cống bọng, trạm bơm, đảm bảo trữ nước ngọt và ngăn nước mặn, bảo vệ vùng sản xuất nông nghiệp; Chuẩn bị xây dựng đập thời vụ, đập kiên cố tại các kênh rạch chưa có cống khi độ mặn đạt 1,5‰, đặc biệt với cây trồng nhạy cảm như sầu riêng là 0,5‰;

Đối với vùng nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn, đảm bảo trữ ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân cần thực hiện đồng bộ kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện, bơm dầu…;  Thường xuyên kiểm tra các công trình nhằm trữ nước ngọt trên đồng; đóng các cửa, nắp cống, nạo vét các tuyến kênh bị bồi lắng để trữ nước ngọt.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.