| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục hiện tượng cá trắm bị nổi lên mặt nước

Thứ Ba 26/07/2016 , 15:30 (GMT+7)

Bạn quan sát kỹ xem cá nổi vào lúc sáng sớm đến mặt trời lên cao thì cá lặn hay nổi suốt ngày. Cá nổi bơi có định hướng hay bơi lờ đờ.

Hỏi: Ao cá 1 mẫu, sâu 4m, thả cá trắm, trôi, mè, chép được 4 tháng. Mấy ngày qua cá trắm bị nổi lên mặt nước, xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Bạn quan sát kỹ xem cá nổi vào lúc sáng sớm đến mặt trời lên cao thì cá lặn hay nổi suốt ngày. Cá nổi bơi có định hướng hay bơi lờ đờ.

Nếu nổi đầu vào lúc sáng sớm là do cá bị thiếu oxy, khắc phục bằng cách tăng quạt nước hoặc bơm nước nhân tạo, thay nước mới, bón bổ sung chế phẩm sinh học. Trường hợp cá nổi suốt ngày, bơi không định hướng quan sát bên ngoài thẩy vảy bong tróc, có nhiều vết đỏ lở loét là cá bị bệnh đốm đỏ.

Nguyên nhân do ô nhiễm nước, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho cá. Khắc phục bằng cách khử trùng nước ao (hoặc bể) bằng một trong các hóa chất sau: KMn04; Iodine; BKC… liều theo hướng dẫn trên bao bì. Tắm cho cá bằng nước muối 3 phần nghìn, thời gian 15 - 20 phút, trộn một trong các loại kháng sinh sau cho cá ăn liên tục từ 5 -7 ngày, liều theo hướng dẫn trên bao bì: Florphenicol, Doxycycllin hoặc Amoxicilin. Quản lý để nước không ô nhiễm, cho ăn theo nguyên tắc "4 đúng", bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá. Cá bệnh phải tiến hành khử trùng nước và trộn kháng sinh cho cá ăn.


Hỏi: Xin cho biết các yêu cầu về vệ sinh thú y trước khi đưa gia cầm vào nuôi?

Trả lời:

+ Vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả gia cầm: Dọn vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ chuồng nuôi; để khô sau 0,5 - 1 ngày, phun thuốc sát trùng, quét vôi (dùng vôi cục, vôi bột để trực tiếp xuống nền chuồng, đổ nước đủ cho vôi nở hết, dùng chổi quét vôi kín tường và nền chuồng).

+ Sau khi quét vôi, hạn chế người và các động vật khác vào chuồng nuôi; khi nuôi gia cầm thịt, để trống chuồng 15 ngày; khi nuôi gia cầm đẻ, để trống chuồng 30 ngày mới nuôi lứa khác.

+ Xung quanh chuồng gà cần cắt sạch cỏ, phát quang cây rậm, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột.

+ Máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, cót quây, thúng, chổi, phương tiện vận chuyển gia cầm con… đều phải sạch, phơi nắng, phun thuốc sát trùng hoặc xông sát trùng.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.