| Hotline: 0983.970.780

Hơn 105.000 hộ chăn nuôi ở Hà Giang cam kết chống rét cho trâu, bò

Chủ Nhật 15/12/2024 , 16:22 (GMT+7)

Hà Giang có địa hình núi cao, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, do đó việc bảo vệ đàn vật nuôi khi mùa đông đến luôn là vấn đề cấp thiết.

Ông Trịnh Văn Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang (thứ 2 bìa phải) kiểm tra diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Quản Bạ. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Trịnh Văn Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang (thứ 2 bìa phải) kiểm tra diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Quản Bạ. Ảnh: Đào Thanh.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trịnh Văn Bình, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang.

Thưa ông, Hà Giang là tỉnh có địa hình núi cao, mùa đông thời tiết khắc nghiệt đe dọa đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Vậy những năm qua ngành NN-PTNT và chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để hướng dẫn người dân bảo vệ đàn gia súc?

Để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông, hàng năm Sở NN-PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai những biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc.

Ngành NN-PTNT cùng chính quyền địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăn nuôi an toàn trong mùa đông; các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh chuồng trại; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, truyền hình và phát tờ rơi để tuyên truyền sâu rộng về các biện pháp chống rét cho đàn gia súc; tổ chức cho các hộ chăn nuôi gia súc ký cam kết thực hiện…

Hiện nay toàn tỉnh Hà Giang có hơn 136.800 con trâu, hơn 130.000 con bò với hơn 106.000 hộ nuôi. Số chuồng nuôi là hơn 106.000 chuồng, trong đó khoảng 70.000 chuồng kiên cố, chiếm 65,9%; chuồng bán kiên cố khoảng 36.000 chuồng, chiếm 34%. Tuy nhiên vẫn còn 120 hộ nuôi không có chuồng, chiếm 0,1%.

Đã có 105.470 hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện phòng, chống đói rét cho trâu, bò. Ngành NN-PTNT và chính quyền địa phương các cấp cũng khuyến khích và hỗ trợ người dân dự trữ thức ăn khô (rơm, cỏ khô), cung cấp thức ăn bổ sung như thức ăn tinh, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho gia súc trong mùa đông; triển khai thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để bảo vệ đàn gia súc, hạn chế phát sinh dịch bệnh trong mùa đông.

Nhiều hộ chăn nuôi ở Hà Giang đã sẵn sàng nguồn thức ăn dự trữ phục vụ cho đàn vật nuôi trong những ngày mùa đông giá rét. Ảnh: Đào Thanh.

Nhiều hộ chăn nuôi ở Hà Giang đã sẵn sàng nguồn thức ăn dự trữ phục vụ cho đàn vật nuôi trong những ngày mùa đông giá rét. Ảnh: Đào Thanh.

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt vùng cao nguyên đá, đời sống và tập quán canh tác, chăn nuôi của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đây có phải là rào cản cho việc bảo vệ đàn gia súc trong những ngày đông giá rét không? Giải pháp, cách làm hay được địa phương đưa ra là gì thưa ông?

Ở vùng cao nguyên đá và các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, việc bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa đông giá rét gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là các hộ gia đình vẫn giữ tập quán chăn thả tự do khiến gia súc dễ bị nhiễm lạnh, bệnh tật và chết rét. Cùng với đó, đời sống kinh tế khó khăn khiến người dân không đủ điều kiện đầu tư vật liệu xây dựng chuồng trại kiên cố hoặc mua thức ăn dự trữ cho gia súc, nhận thức về tầm quan trọng của việc chống rét cũng còn hạn chế.

Với đặc điểm địa hình núi cao, nhiệt độ mùa đông xuống rất thấp, có nơi xuất hiện băng giá nên việc giữ ấm cho gia súc càng trở nên khó khăn. Để khắc phục, các cấp chính quyền và ngành NN-PTNT đã “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” triển khai nhiều giải pháp như:

Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền tại thôn, bản để nâng cao nhận thức về nguy cơ gia súc chết rét và cách phòng chống.

Xây dựng các mô hình hộ chăn nuôi điểm với chuồng trại kiên cố, dự trữ thức ăn và chăm sóc gia súc khoa học để người dân học tập.

Triển khai rà soát, thống kê, phân loại hiện trạng chuồng nuôi nhốt gia súc của từng hộ để có giải pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện phòng, chống rét phù hợp. Hướng dẫn người chăn nuôi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vật tư để phòng, chống rét trong những ngày rét đậm, rét hại xảy ra như: tấm bạt nhựa, phên nứa, trấu, củi, mùn cưa, bóng điện sưởi, làm áo khoác cho trâu, bò trong những ngày rét đậm, rét hại xảy ra.

Hướng dẫn người dân trồng cỏ và thu gom rơm rạ, thân ngô làm thức ăn khô cho gia súc; sử dụng các loại men vi sinh để ủ cỏ làm thức ăn dự trự cho gia súc trong mùa đông.

Hiện nay tại tỉnh Hà Giang, số hộ có chuồng nuôi kiên cố là khoảng 70.000 chuồng, chiếm 65,9%. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay tại tỉnh Hà Giang, số hộ có chuồng nuôi kiên cố là khoảng 70.000 chuồng, chiếm 65,9%. Ảnh: Đào Thanh.

Trong những mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, không thể thả rông gia súc, việc dự trữ thức ăn thô, xanh được triển khai ra sao thưa ông?

Mùa đông, thời tiết rét đậm, rét hại cũng là thời điểm nguồn thức ăn tươi cho đàn vật nuôi khan hiếm. Ngay từ đầu tháng 10, ngành nông nghiệp đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn thô, xanh và thức ăn tinh cho gia súc.

Các địa phương đã hướng dẫn người dân sau khi thu hoạch lúa mùa chủ động những ngày có nắng, phơi khô rơm rồi cất trữ trong kho. Ngoài nguồn rơm khô dự trữ, cây vụ đông (ngô, khoai lang,..) cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu, bò trong mùa đông. Do đó, nhiều hộ đã biết tận dụng đất quanh nhà, ven đường, đồi bãi để gieo ngô dày, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc, biết cách ủ chua phụ phẩm trồng trọt gồm cỏ voi, lá ngô,… để làm nguồn thức ăn cho đàn trâu, bò.

Các địa phương đã dự trữ thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo, sắn,… khoảng 436.479 tấn; thức ăn thô xanh dự trữ ước khoảng 1.082.053 tấn; diện tích cỏ của toàn tỉnh là 23.404ha đã cơ bản đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Chúng tôi tin rằng, với việc chủ động các giải pháp cũng như rút kinh nghiệm về tình hình giá rét của những năm trước, tỉnh Hà Giang, ngành NN-PTNT và người dân địa phương sẽ hạn chế được thấp nhất những rủi ro do thời tiết cực đoan những ngày đông giá rét gây ra cho đàn vật nuôi.

 Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.